Press "Enter" to skip to content

11 việc các Freelancer Việt cần phải thường xuyên cập nhật

Tuy không ai muốn vậy nhưng việc này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của bạn trên thị trường.
 
Kể cả khi bạn nhớ ra là cần phải cập nhật thường xuyên cho cái việc freelance của mình bạn cũng không biết hết là cần phải làm những gì. Vậy bạn hãy kéo xuống dưới xem cái list đầy đủ những thứ bạn cần phải làm mới thường xuyên này nhé:
 
  1. Hồ sơ kinh nghiệm trên mạng – Đã bao lâu rồi bạn không xem lại cái hồ sơ kinh nghiệm của mình ở trên một trang tìm việc freelance nào đấy (freelancerviet.vn)? Tôi dám cá rằng bạn gần như rất ít khi đụng vào cái hồ sơ này nếu như bạn đã có một lượng khách hàng nhất định. Nhưng chẳng phải hồ sơ này là cái đánh giá khả năng và kiếm tiền về cho bạn sao? Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không cập nhật nó với những dự án/sản phẩm mới nhất đi. Sau đấy bạn hãy cố gắng duy trì việc kiểm tra và cập nhật nó 3-4 tháng/lần.
  2. Blog – Bạn hãy để ý cái thời gian post bài của một vài blog nào đấy, bạn sẽ thấy rằng phần lớn lúc ban đầu bài viết được đưa lên một cách đều đặn và dày đặc. Càng về sau càng thưa dần rồi có những lúc cách đoạn giữa 2 bài viết lên đến cả năm. Bạn cũng sẽ ở trong vị trí đó thôi. Blog nên được cập nhật hàng tháng, nếu không các khách hàng sẽ nghĩ là công việc freelance của bạn bị phá sản.
  3. Các trang truyền thông/cá nhân của mạng xã hội – Với thói quen sử dụng các trang mạng xã hội thường xuyên như bây giờ, khả năng quên không update này là ít xảy ra nhất. Tuy nhiên các trang truyền thông/cá nhân ở trên các mạng xã hội của bạn có diễn tả chính xác và có đủ thông tin mới nhất về công việc freelance của bạn không? Trong đấy đã có đường link dẫn đến trang web của bạn, hồ sơ năng lực của bạn hoặc blog của bạn chưa? Nếu các trang mạng xã hội này mà không được cập nhật thường xuyên thì khả năng bạn đánh mất cơ hội có thêm khách hàng mới là rất cao.
  4. Những bức ảnh trên mạng – Hình ảnh cá nhân của bạn trên mạng được chụp lúc nào vậy? Bây giờ bạn trông có còn giống cái bức hình đó nữa không? Bức hình đó trông bạn có chín chắn hoặc trông có chuyên nghiệp không? Nếu bạn sử dụng bức hình từ năm còn là sinh viên, hoặc dùng bức hình đi du lịch hoặc bar/club thì xin mời bạn thay ngay tấm hình khác nhé. Hãy đưa lên một bức hình mới nhất và thể hiện nhiều nhất tính cách và con người bạn.
  5. Hồ sơ xin việc (CV hoặc Resumé ) – Bạn đang tự hỏi vì sao một freelancer lại cần hồ sơ xin việc phải không? Đúng vậy, cho dù là một Freelancer thành công và nổi tiếng bạn vẫn cần phải có một cái hồ sơ xin việc của chính mình. Một số công ty tổ chức lớn vẫn hay hỏi và muốn xem cái hồ sơ xin việc của bạn trước khi quyết định có thuê bạn làm freelance cho họ. Nếu bạn bỏ quên cái hồ sơ xin việc từ khi bạn làm freelancer, đây chính là lúc bạn sờ lại đến nó.
  6. Các phần mềm (software, applications, OS, v.v..) – Phần lớn các freelancers đều phải làm việc với các phần mềm ứng dụng, mà các phần mềm này đều có những phiên bản mới được cập nhật liên tục để sửa lỗi và làm hoàn thiện hơn. Đây là công cụ kiếm cơm của bạn vậy sao không cập nhật nó thường xuyên?
  7. Máy tính (desktop/laptop) – Tất nhiên không giống phần mềm là có thể dễ dàng được cập nhật phiên bản mới nhất thường xuyên, nhưng phần cứng của bạn có đủ mạnh để dùng những ứng dụng mới không? Có nhiều bạn freelancer tiếc tiền mà không nâng cấp máy tính với những công nghệ mới sẽ bị lạc hậu so với mặt bằng thị trường chung và sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc freelance của bạn.
  8. Kỹ năng – Có máy tính mới và phần mềm phiên bản mới nhất, vậy bản thân bạn đã có đủ kiến thức và kỹ năng sử dụng những dụng cụ đó chưa? Hoặc những kiến thức mới trong lĩnh vực bạn làm, bạn có nắm rõ được hết chưa? Để trở nên đủ sức cạnh tranh, freelancers luôn luôn phải học hỏi trau dồi kiến thức mới cho mình.
  9. Ngân sách chi tiêu – Làm việc freelance cũng giống như kinh doanh tự do vậy, bạn phải dự phòng một lượng ngân sách nhất định để hoạt động. Và cái ngân sách này không phải thời gian nào cũng giống nhau. Bạn nên xem xét lại ngân sách của mình 6 tháng 1 lần để có thể ước lượng một cách chính xác con số mình cần.
  10. Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh – Bạn có đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình trong công việc freelance không? Kế hoạch công việc của bạn thế nào, mặt nào thành công, mặt nào còn thiếu xót? Bạn cũng nên cân nhắc và đánh giá lại các mục tiêu kế hoạch 6 tháng đến 1 năm 1 lần để có thể thay đổi cho phù hợp với thị trường và những biến động.
  11. Danh sách khách hàng/đối tác kinh doanh – Điều quan trọng nhất chính là danh sách khách hàng và danh sách đối tác kinh doanh của bạn. Bạn nên thường xuyên cập nhật 2 cái danh sách đó để khi nào bạn cần. Ví dụ như làm một chương trình giảm giá các dự án, sản phẩm hoặc cần tìm đối tác để cùng làm 1 dự án lớn nào đấy bạn có thể liên lạc với khách hàng hoặc các cộng sự một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Một khi bạn đã xem xét và cập nhật những điều trong cái danh sách trên, sẽ rất có ích cho bạn nếu bạn giữ lại cái danh sách này để lúc nào quên thì có thể xem lại được ngay.
 
(Freelancerviet sưu tầm)