Không quan trọng là bạn diễn thuyết cho 2 hay 2000 người: Khi bị sự hồi hộp tấn công, bạn cần có chiến thuật để thoát ra khỏi và giữ bản thân trên sân khấu tự tin và chuyên nghiệp. Sau đây là 3 chiến thuật giúp bạn quản lý được sự hồi hộp khi phải đứng trên bục diễn thuyết:
1. Tập thể thao vào buổi sáng buổi thuyết trình.
Theo Micheal Hopkins, khoa Thần kinh học trường đại học Dartmount: “Hoạt động thể thao giúp cho các tế bào não căng thẳng và như thế sẽ được chuẩn bị tốt hơn để đối chọi với các dạng căng thẳng khác”. Vì vậy thay vì sử dụng buổi sáng trước buổi diễn thuyết ngồi cầu nguyện và run rẩy, hãy tập thể thao trong ít nhất 30 phút, nếu bạn không muốn vào phòng tập, hãy làm gì đấy giúp cho tim đập nhanh hơn và ra mồ hôi, chất serotonin (một dạng hóc môn hạnh phúc) được tạo ra từ quá trình vận động sẽ làm tràn ngập các cảm giác tích cực cho buổi thuyết trình.
2. Hãy nhớ 3 dòng đầu tiên
Phần khó nhất của buổi diễn thuyết bao giờ cũng là bắt đầu. Thời điểm đó bạn lo lắng về tương lai của buổi thuyết trình trong lúc phải kiểm soát sự hồi hộp hiện tại. Hãy nhớ và lặp lại trong đầu đang bối rối của mình 3 dòng đầu tiên, điều đó sẽ giúp chuyển não từ hoảng loạn sang trạng thái ghi nhớ. Và đừng quên nói thử những dòng đầu tiên thành tiếng vài lần.
Mở đầu bằng câu nói thông dụng “Chào các bạn, cảm ơn các bạn đã đến, tôi cũng rất vui có mặt ở đây hôm nay”, không hiệu quả. Bạn cần phải mở đầu bằng điều mang lại hào hứng cho bản thân, cho người nghe, và cho cả buổi thuyết trình. Hãy chia sẻ một câu chuyện ngắn về bản thân, nhận xét về một chủ đề đang hot, hay là nói một câu trích dẫn độc đáo. Bạn lo rằng như vậy sẽ không lịch sự? Hãy để dành lời chào và cảm ơn cho câu tiếp theo, khi bạn đã được khởi động, người nghe cũng đã được gây ấn tượng bằng một sự mở đầu thú vị hơn họ chờ đợi.
3. Hãy chuẩn bị cho một cuộc đối thoại hơn là một bài độc thoại.
Bạn sẽ chọn phương án nào: độc thoại trước một nhóm người hay là cùng tham gia đối thoại? Bạn sẽ thích chọn phương án sau, và người nghe cũng vậy. Đa số trong chúng ta sẽ chọn được tham gia đối thoại hơn là giữ lại các ý kiến và sự đóng góp của mình cho chủ đề. Hãy tạo ra những cơ hội cho người nghe có thể chia sẻ vai trò trong buổi thuyết trình thay vì cố để nhớ hết và nói nội dung đã chuẩn bị. Hãy diễn thuyết trong khoảng 30 giây đến 1 phút, sau đó hỏi người nghe những câu hỏi khuyến khích trả lời, thăm dò ý kiến, hay xem những đoạn video và tham khảo ý kiến phản hồi.
Điều đó sẽ giúp cho người nghe của bạn có cơ hội tham gia và ghi nhớ được tốt hơn, đồng thời giúp bạn có thời gian nghỉ, uống ngụm nước, xem lại các điều ghi chú và chuẩn bị nội dung thuyết trình đến phần đối thoại sau
(FreelancerViet ST)