Press "Enter" to skip to content

5 thói quen Freelancer Việt Nam thành công đã làm

Những thói quen được chia thành 3 phần:

  • Marketing
  • Business and time Công việc và thời gian
  • Specific business areas Những lĩnh vực cụ thể trong công việc kinh doanh

Marketing và các mối quan hệ

1. Thói quen trình bày

– Trang web nên là trọng tâm trong chiến lược marketing của bạn. Đó là nơi mọi người đến để xem bạn là ai, bạn đang quan tâm điều gì, cho dù bạn có biết bạn đang nói về cái gì và đã làm công việc gì hay không. Đó chính là người đại diện lặng lẽ 24 / 7 của bạn, và nó cần phải “khỏe mạnh”. May mắn thay, những gì trang web của bạn cần đơn giản chỉ là:

– Trình bày công việc rõ ràng kèm một bảng mô tả “thú vị” về các vai trò mà bạn đang đảm nhận

– Một lược sử ngắn về việc bạn là ai và tại sao bạn ở đây

– Phần thông tin chi tiết để liên hệ dễ dàng

– Nội dung được gọt giũa, tăng lên, và cập nhật liên tục.

2. Thói quen liên kết mạng

Người ta nói rằng trong vòng 6 mức độ ngăn cách, mọi người đều biết nhau. Vì vậy, bạn cần phải chắc rằng tất cả mọi người trong mức độ 1 của bạn (tức là những người bạn biết), biết chính xác những gì bạn làm. Biết chính xác cũng không hại gì. Nếu bạn là một chuyên viên phát triển web, hẳn nhiên bạn không muốn mọi người gọi bạn là một người thiết kế web rồi, hay đại loại vậy. Mạng lưới bạn bè, gia đình, và những người mà bạn liên lạc hiện tại chính là hệ thống marketing truyền miệng miễn phí của bạn – vậy thì, còn chờ gì nữa, ngay bây giờ, hãy để họ bàn tán về bạn.

(6 degrees of separation: một quan niệm cho rằng, chỉ bằng 6 lần liên hệ dựa vào mối quan hệ bắc cầu, chúng ta đều có thể làm quen được với người chúng ta muốn làm quen)

Một khi điều này được thực hiện, hệ thống mạng của bạn cần được mở rộng và nâng cấp. Hãy đăng ký bất kỳ mạng xã hội nào phù hợp với bạn – LinkedIn, Facebook, và Twitter. Ở đó, hãy bắt đầu theo vòng tròn sang phải. Ở LinkedIn, bạn có thể tham gia vào các nhóm thảo luận phù hợp theo khu vực hoặc nhóm kỹ năng. Ở Twitter, bạn có thể bắt đầu tweeting và cả hashtags thích hợp sao cho càng nhiều người đọc tweet của bạn về chủ đề đó càng tốt.

Có rất nhiều cách để nối mạng và liên kết với mọi người, vì vậy điều cốt yếu là một freelancer không được ngại trò chuyện, chia sẻ thông tin và cơ hội trao đổi với người khác. Hãy tìm hiểu thói quen liên kết mạng và tự mình tích thêm hiểu biết.

3. Thói quen tìm kiếm và khai thác điểm mạnh

Các freelancer có thể tập thói quen không chỉ tìm kiếm sở trường của mình mà còn tạo ra chúng. Một điểm mạnh trong trường hợp này là một lĩnh vực bạn đặc biệt giỏi trong toàn bộ các lĩnh vực bạn làm. Ví dụ, nếu bạn chuyên lập web cho các sân golf, thì đó chính là 1 sở trường tuyệt vời.

Sở hữu điểm mạnh vô cùng cần thiết, lý do rất đơn giản: Đó là trở thành chuyên gia trong lĩnh vực thế mạnh luôn dễ dàng hơn. Thuyết phục khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực này cũng dễ hơn, bởi vì họ có thể thấy những gì bạn đã làm được trước đó. Trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực thế mạnh bạn cũng phải trả giá cho chiều sâu kiến thức của mình.

Chìa khóa mở thói quen này chính là sự chủ động xây dựng thế mạnh cho riêng mình. Tìm ra những lĩnh vực lợi thế mà trong đó bạn có thể làm việc và tập trung xây dựng thế mạnh cho mình.

4. Thói quen định giá

Cách bạn định giá dự án của mình có thể là ranh giới mỏng manh giữa nhận được công việc hay không. Lúc nào cũng vậy, định giá cần phải rõ ràng và nên thỏa thuận ngay từ đầu. Sai lầm sẽ bắt đầu khi những chi phí tiềm ẩn phát sinh sau đó. Khách hàng muốn biết họ phải chi bao nhiêu, khi nào chi và chi với mục đích gì. Vì vậy, hãy làm rõ điều đó ngay từ đầu.

 

Phần thứ hai của thói quen định giá chính là – bảo vệ chính mình. Bạn rất dễ mê muội với nguyện vọng chiến thắng một dự án mà quên đi một số nguyên tắc căn bản. Nếu trước đây, bạn chưa từng làm việc với khách hàng, hãy chỉ yêu cầu mức phần trăm chi phí nhỏ trước khi bạn nhận làm bất cứ công việc gì. Bởi bước đầu, bạn sẽ không biết họ có chịu chi hay không ! Tránh “nợ khó đòi” bằng cách chỉ làm việc cho khách hàng mà bạn tin tưởng hoặc nhận một ít tiền thù lao trước.

 Phần thứ ba của thói quen lượng giá – chính là linh hoạt. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể tìm ra cách để tạo một thỏa thuận thương mại lợi cả đôi bên. Điều này có thể là:

  • Các khoản thanh toán hàng tháng (thường xuyên lưu chuyển tiền tệ trong suốt tiến trình dự án)
  • Thanh toán khi hoàn thành các cột mốc nhất định của dự án (ví dụ: mức độ thực hiện dự án)
  • Tiền gửi và số dư khi hoàn thành (dự án) (cần tránh dùng do các lý do liên quan tới dòng tiền)
  • sự trao đổi dịch vụ có thể phát sinh

5. Thói quen “vun đắp”

Điều này thường được cho rằng để có thêm được 1 khách hàng mới thì tốn chi phí hơn 7 lần việc phát triển kinh doanh với khách hàng sẵn có. Do đó, thói quen “vun đắp” chính là chủ động tìm tòi về khách hàng của mình sâu hơn, rõ hơn, từ đó, bạn có thể khám phá những cách thức mới để giúp họ.

Để thực hiện điều này trong thực tế, hãy đối chiếu. Bạn viết tất cả những dịch vụ của mình lên đầu trang sheet trong excel, sau đó viết tên các khách hàng của mình xuống cột bên trái. Bây giờ đánh dấu X vào ô mà dịch vụ bạn đã làm phù hợp với khách hàng. Những ô không có dấu X chính là những cơ hội cho tiềm năng vun đắp và nên thăm dò tất cả trước khi tốn quá nhiều năng lượng vào nỗ lực thêm được khách hàng mới.

FreelancerViet sưu tầm