“Cơm lành canh ngọt” là đều mà ai cũng muốn khi hợp tác làm việc cùng nhau. Nhưng một khi xảy ra xung đột, hay tệ hơn là “giữa đường gãy gánh” với chủ dự án, rất nhiều freelancer đã có thái độ cư xử khá kém. Điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, chất lượng kém và kỹ năng yếu.
Để khắc phục điều này, freelancerViet có vài chia sẻ từ kinh nghiệm từ 2 góc độ: chủ dự án và freelancer từ Tui – Phạm Lan Khanh. Hãy cùng nhau tham khảo và đóng góp thêm ý kiến nhé!
1.Chủ dự án khó tính, tỉ mĩ và yêu cầu cao.
Thật may mắn khi freelancer được làm việc với 1 chủ dự án ít “yêu sách” và ít nắm chuyên môn mà bạn đang làm! Vì như vậy bạn đỡ bị bắt bẻ, đỡ phải đáp ứng những đỏi hỏi phức tạp, đỡ mất thời gian chăm chút cho sản phẩm bạn làm ra. Mọi thứ được duyệt 1 cách nhanh chóng, làm xong chốt nghiệm thu gọn lẹ – chỉ diễn ra, khi đó là 1 công việc mang tính công thức. Ví dụ: tích hợp chức năng chia sẻ mạng xã hội trên 1 trang web. Công thức của bạn là những dòng code, kết quả của bạn là người dùng có thể bấm “tạch” để chia sẻ thông tin lên Facebook hay Twitter. Cụ thể yêu cầu đầu vào và sản phẩm đầu ra, không có những tiêu chuẩn đánh giá theo cảm tính. Hoặc những công việc có yếu tố cảm tính nhưng chủ dự án rất dễ hài lòng vì đòi hỏi của họ chỉ ở mức thấp. Gặp được những anh/ chị này quả là điều tuyệt vời cho bạn.
Nhưng cuộc sống muôn màu, chúng ta đâu chỉ luôn được hạnh phúc, mà còn phải nếm trải khổ đau.
Với những yêu cầu “trên trời – dưới đất” như vậy tui biết các bạn khổ sở lắm. Nói “Thôi, anh cút đi chỗ khác chơi” thì kỳ, nhưng làm thì cũng mệt xác. Kiên nhẫn hơn thì tư vấn cặn kẽ cho khách hàng về yêu cầu của họ và giải pháp của mình. Thẳng tính 1 chút thì từ chối luôn, khéo thì còn giữ được quan hệ, không khéo lại mất luôn 1 khách. Mà thường thì có khách là vui, ít bạn nào muốn làm khách buồn nên phương án tư vấn theo cách của mình được áp dụng nhiều hơn. Và rồi, bi kịch bắt đầu từ đây!
Là khách hàng, bao giờ họ cũng có suy nghĩ của họ, suy nghĩ đó theo họ là đúng, còn theo freelancer thường là “sai”. Nhưng tư duy này cần được thay đổi nhé các bạn! Tự cổ chí kim – “Điều thứ 1: Khách hàng luôn luôn ĐÚNG. Nếu khách hàng sai, xem lại Điều 1”
Không phải không có lí do, vì theo họ “Đúng” là phải như thế, còn theo mình “Đúng” là điều ngược lại. Vậy, chỉ cần bạn lật ngược cái “Đúng” của mình nó sẽ ra cái “Đúng” của khách hàng. Tại sao không? Khó hiểu quá hả?
Kể nghe câu chuyện như vầy!
Hồi đó tui có nhận làm Phát triển 1 trang web TMĐT cho 1 chị khách. Ngay đoạn brief thiết kế, chị yêu cầu: “Sang trọng, Sáng tạo, Hiện đại, Trẻ trung”. Thiết kế team tui háo hức, hùng hục làm trong vòng 1 tuần cho ra 1 bản layout mà cả team đều trầm trồ “oh… quá đẹp, quá ngon”. Thế là nôn nao cầm đi trình bày với khách hàng trong tâm trạng hết sức phấn khởi.
Sau hồi khen ngợi thảo mai, chị ấy bắt đầu “góp ý”:
- Em ah, em dùng màu xám – đen và trắng nhìn lạnh quá. Trong khi logo chị có 3 màu thôi Xanh dương – Hồng – Xanh chuối. Em chỉnh lại hết theo 3 màu chủ đạo này giúp chị nhé!
- Cái nút Mua màu đỏ là SAI rồi em. Đèn xanh người ta chạy, đèn đỏ người ta dừng. Em để nút Mua màu đỏ thì ai mà mua hàng của chị?
- Logo chị font này, em dùng font nào cũng tương đồng font logo chị cho nó thống nhất. logo chị mềm mại mà font web em làm nhìn nó cứng quá!
- blah blah blah….
Team tui sốc tới tận óc vì brief 1 đàng, đánh giá 1 nẻo. Nhưng tui vẫn hết sức bình tĩnh ghi nhận comment khách hàng và về làm lại layout mới với 1 tay thiết kế mới hoàn toàn. (nếu là thiết kế thì bạn sẽ hiểu vì sao!)
Nhưng nghĩ lại, không phải khách hàng không có lý các bạn ah, chẳng qua cho chúng ta sa đà với cái brief thật đẹp đẽ và thơ mộng kia thôi.
Rõ ràng là: Logo người ta 3 màu Xanh dương – Hồng – Xanh chuối rành rành ra đó, mình thiết kế chi cái những màu quá ư trendy, đầy tính fashion và hiện đại. Đó chính là do ta “chưa nhìn rõ thực tế” mà thôi. Và vì bị mụ mị với cái brief đẹp như mơ của khách hàng, khi brief khách hàng nói vẽ lại logo khác nhưng quyết định cuối cùng là vẫn giữ nguyên hiện vật. (gru gru….)
Logic đèn xanh – đèn đỏ cũng không sai, chẳng qua nó quá bình thường đến nổi ta không để ý đến. Và cũng không nghĩ khách hàng có tư duy bình dân học vụ đến vậy vì ta chưa đủ hiểu khách hàng
Font chữ logo và font trên layout cứ như cái biệt thự đề tên “Villa de Huệ”. Nên bị comment thế, mình cũng thấy không sai.
Cũng chính khách hàng này, dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười khác, đến cuối cùng cũng phải “Nói lời từ biệt” sau 3 tháng làm khổ nhau. Mình phải chấp nhận hoàn lại tiền cọc đã nhận trước, với công trình cả 3 tháng của team coi như đổ sông đổ biển.
Nếu là mình, chắc rất nhiều bạn freelancer sẽ cư xử kiểu: “dẹp, tại chị đòi hỏi quá đáng, em không làm gì sai, em không trả lại tiền đấy! Làm gì nhau?”. Rồi nếu khách hàng vẫn cương quyết đòi lại tiền, bạn cứ khăng khăng không trả, đến cuối cùng khách hàng vẫn phải chịu thiệt vì tiền đã trao bạn rồi. Cháo thì chưa húp được miếng nào do chưa ăn được thì đã hất đổ hết, sẽ dẫn đến thù hằn nhau, có cơ hội thì xỏ lá nhau, đạp đổ chén cơm của nhau, tệ hơn là thuê giang hồ thanh toán nhau… cạch mặt nhau cho đến chết! (kaka…. cái này tui suy diễn thui!)
Thế, các bạn có biết tui đã chọn làm gì không? Tui chấp nhận mọi điều khoản bồi thường của hợp đồng, đền bù cho khách hàng, thanh toán cho các bạn cùng tham gia dự án. Không 1 lời than oán trách móc, cãi vả, tranh luận. Im lặng và cho sự việc kết thúc theo phương án êm đềm nhất có thể. Vì tui biết rằng, đường đời mình còn dài lắm, không đồng hành được cùng khách hàng này thì khách hàng khác, không kiếm tiền được từ người này thì kiếm từ người khác, thua keo này ta bày keo khác. Không có gì phải làm ầm ĩ cả, như thế kết quả cũng không tốt hơn mà chỉ có tệ hơn thôi! Nhờ vậy mà tui cảm thấy không quá đau đớn khi kết thúc cuộc tình này, khách hàng cũng đánh giá cao về thái độ xử lý của tui. Và không lâu sau, bạn của chị ấy liên hệ với tui nhờ làm 1 vụ án khác. Việc đó nói lên điều gì nhỉ? hihi…
Uy tín không phải chỉ ở lúc cơm lành canh ngọt, mà uy tín hay không là khi 2 bên xảy ra vấn đề tranh chấp giữa chủ dự án và freelancer. Nếu 1 freelancer biết chữ Uy Tín cần được xây bằng từ hành động nhỏ, và cần được bảo vệ lâu dài, dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ cho vững 2 chữ “Uy Tín” thì bạn mới bám trụ với nghề freelance lâu dài được. Tin tôi đi, trái đất này tròn lắm!
Các bạn thấy, cùng vấn đề như nhau nhưng nếu các bạn làm xồm xồm lên thì bạn thay đổi được không? Sau đó thì sao? Câu chuyện phía sau tui sẽ nói về kết quả này khi tui đứng ở góc độ là 1 bà chủ dự án (cũng kỹ tính không kém). Rồi bạn sẽ thấy kết quả khác biệt ngay!
Đón xem tập 2 nhé!
Phạm Lan Khanh
Vui lòng ghi rõ nguồn freelancerViet nếu bạn có sử dụng lại bài viết này