Press "Enter" to skip to content

Bí kíp trở thành chuyên gia trong giới freelance

Hiện nay rất nhiều công ty muốn đẩy nhanh hiệu quả làm việc cũng như thu hút nguồn nhân lực tri thức cao, chính vì thế các freelancer chất lượng và uy tín chính là lựa chọn hàng đầu khi mà các chi phí training nhân lực nội bộ vẫn còn là trở ngại. Vậy nếu nếu bạn là một tài năng freelance, còn ngần ngại gì mà không hiện thực hóa giấc mơ?

Bạn mệt mỏi vì guồng quay tẻ nhạt của công việc văn phòng hàng ngày? Bạn chán nản bởi áp lực của sếp? Hãy đến với công việc freelance.

Tự do

Freelance gắn liền với hai chữ “tự do”, hay nói cách khác tự do là một đặc quyền độc nhất của giới freelance. Bạn có thể làm vệc bất cứ khi nào bạn thích, nghỉ việc bất cứ lúc nào bạn muốn, nghỉ bao lâu cũng là quyết định của bạn, áp lực doanh số chỉ còn là dĩ vãng. Sếp? Hãy quên đi. Đồng nghiệp tẻ nhạt, tọc mạch? Xưa rồi diễm!

Tuy nhiên, tự do không màu hồng như bạn tưởng. Thu nhập của bạn sẽ không bao giờ cố định, nỗi lo thất nghiệp luôn thường trực mỗi khi kết thúc một dự án nào đó. Vì vậy, tuy rất muốn theo đuổi nghiệp freelance, hãy cân nhắc kĩ trước khi biến mình thành một freelancer, và cách tốt nhất để đảm bảo tương lai freelance ăn sung mặc sướng là bạn nên offer khách hàng dịch vụ cũng như cách thức làm việc của bạn. Bởi bạn có cung không có nghĩa là họ có cầu.

Kelly James – Enger – cha đẻ cuốn “6 hình thức freelance” đã ám chỉ “Lắng nghe con tim và chạy theo tiếng gọi của tình yêu chỉ là câu khẩu hiệu rỗng tuếch. Cái bạn cần là thực tế”.

Chính vậy, hãy lục mọi tờ báo bạn có, tận dụng Internet để search xem ai cần bạn, họ trả cho bạn bao nhiêu, và bạn làm những việc gì. Khảo sát thị trường cung và cầu freelance để đúc kết thành chiến lược cho bản thân. Lời khuyên là, trong cùng một lĩnh vực nào đó, hãy chọn một công việc thiên thời địa lợi nhân hòa, ngồi lại và phân tích cầu hiện nay là gì, đừng nên chạy theo xu thế để rồi bị chìm nghỉm giữa hàng tá freelancer uy tín và chất lượng hơn.

Công việc tay trái.

Rất nhiều người khi đã hợp tác với các freelancing job hunter đều vì miếng mồi lương cao trước mắt mà lao vào công việc freelance rồi quên đi mất các rủi ro tiềm ẩn như tính lâu dài của dự án. Đừng quên, phải mất hàng tháng thậm chí hàng năm trời để một freelancer xây dựng uy tín cũng như lòng tin của khách hàng. Chính vì vậy, một freelancer khôn ngoan là người biết cân bằng giữa công việc làm ngoài giờ và việc freelance. Đương nhiên nếu công việc làm thêm ngoài giờ và công việc freelance của bạn lại cùng một lĩnh vực thì khả năng “làm một dùng cho hai” là điều khó tránh khỏi. Đừng giấu diếm sếp về công việc freelance, bởi chẳng ai muốn quân của mình ăn cắp chất xám mang cho công ty khác cả.

Mở rộng thị trường

Làm thế nào để thu hút khách hàng tìm đến mình?

  1. Đánh bóng bản thân ở càng nhiều lĩnh vực càng tốt: nếu đây là công việc không lương hoặc lương thấp, một bản portfolio hoàn hảo có thể thay đổi suy nghĩ của nhà tuyển dụng về bạn.
  2. Kể về công việc freelance của bạn cho tất cả những người xung quanh: họ có thể là người giới thiệu bạn cho các job hunter không biết chừng.
  3. Tham gia các diễn đàn freelance online hoặc offline: Rõ ràng chủ động vẫn hơn bi động.
  4. Tham gia các tổ chức, doanh nghiệp địa phương: đừng bỏ qua những công việc như thế này, bởi cái khó ló cái khôn.
  5. Tham gia các tổ chức tình nguyện: mở rộng đáng kể mạng lưới khách hàng của bạn đấy.
  6. Cold calling – cuộc gọi ngẫu nhiên: tất nhiên chẳng freelancer nào muốn tự mình gọi đến công ty ứng tuyển để bô lô ba la về bản thân, nhưng tự tin lên, đôi khi nó lại đem đến hiệu quả không ngờ đấy.

Ngoài ra, freelance không hẳn là làm công việc bạn thích, đó có thể là chiến lược marketing đánh bóng bản thân và bán chất xám của bạn. Hãy mạnh dạn “bán” bản thân. Với mức giá hời, bạn có lợi. Mức giá bèo, bạn thiệt. Rất nhiều người lầm tưởng freelancer chỉ cần tài năng. Nhầm nhé. Tài năng thì hàng rổ hàng vốc, cái chính là list khách hàng của bạn có dài không, và bạn make up bản thân ra sao.

Nghiêm túc với công việc

Khi đã tìm được một công việc freelance ưng ý, hãy chắc chắn công việc đó có thể đảm bảo cuộc sống của bạn, vậy nên hợp đồng lao động là lựa chọn số một. “Hãy tự bảo vệ bản thân” – Rusty Fischer – cây bút “Tự do để freelance” cho hay. Lời khuyên ông dành cho các freelancer là hãy thảo một bản hợp đồng lao động chi tiết, đầy đủ và rõ ràng, kèm theo đó là một luật sư vững chuyên môn để đảm bảo mọi quyền lợi của bạn.

Thêm nữa, đừng quên để mắt đến hệ thống thanh toán lương thưởng. Chi phí freelance không chỉ là cần câu cơm mà còn là nỗi lo của các freelancer. Tìm hiểu và chuẩn bị cho bản thân về hệ thống cũng như cách thức thanh toán công là yếu tố cơ bản các freelancer cần nắm rõ.

Xây dựng và phát triển một trang web riêng để pr bản thân cũng là một cách giúp mở rộng sự nghiệp freelance của bạn. “Hình ảnh ảo” luôn là cách marketing bản thân tuyệt vời và hiệu quả, nhất là với xu hướng freelance online đang làm mưa làm làm gió hiện nay.

Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng.

Trước khi quyết định nhận việc, hãy tự đánh giá xem guồng quay công việc có phù hợp với lối sống của bạn không, bởi chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ muốn chạy deadline hồng hộc, chất lượng công việc thấp tè hay năng suất làm việc không cao chỉ vì lịch làm việc lệch với lịch sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Các ngành freelance:

  • Kế toán/thủ quỹ
  • Nhà định giá
  • Nhà thiết kế bản đồ
  • Đầu bếp
  • Chuyên viên IT
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu
  • Kiến trúc sư
  • Nhà thẩm mỹ học
  • Nhà làm phim anime
  • Chuyên viên hoạch định tài chính
  • Dạy cắm hoa
  • Làm từ thiện
  • Sửa chữa nội thất
  • Viết đề tài nghiên cứu
  • Thiết kế đồ họa
  • Giám sát công trình nhà ở
  • Thiết kế nội thất
  • Kiến trúc sư cảnh quan
  • Chuyên viên mát xa
  • Quản lý y tế
  • Dịch thuật
  • Gia sư
  • Thiết kế trang web

Dịch từ Entrepreneur.com
Bản quyền thuộc về FreelancerViet.vn. Vui lòng ghi rõ nguồn khi sử dụng lại nội dung này.