Nhớ ngày xưa, khi còn là sinh viên, tôi từng làm việc ở rất nhiều nơi với những vị trí khác nhau, mặc dù một số công việc chẳng liên quan gì đến web hay công nghệ, nhưng tôi cũng hiểu được đồng tiền quan trọng như thế nào. Thời đó, mức lương đầu tiên khi đi làm bồi cũng khoảng hơn 8 trăm ngàn đã là nhiều đối với tôi, nghĩ lại bây giờ, tôi vẫn hạnh phúc với đồng lương đó vì nó xứng đáng thật sự với năng lực mà tôi bỏ ra.
Rồi tôi ra trường và cũng đi tìm việc như nhiều bạn trẻ khác. Nhưng mà đời cũng chẳng như là mơ, tôi cũng phải vật vã chật vậy chạy đi apply nhiều công ty khác nhau, nhưng kết quả đều fail, cuối cùng tôi cũng xin được vào một công ty nho nhỏ, và làm công việc hoàn toàn khác xa với những gì mà mình học ở giảng đường đại học.
Để vào làm được công ty này, tôi phải trải qua 3 vòng phỏng vấn, nhưng vòng làm tôi toát mò hôi và vật vã nhất có lẽ là vòng “deal lương”. Lúc mới ra trường, “nai tơ” phải biết, làm gì có khái niệm “thương lượng lương”. Mình đòi một nẻo, công ty trả giá một đường, chịu thì gật đầu “dạ”, không chịu thì đi chỗ khác mà xin. Một số bạn trẻ hiện giờ dường như cũng nản với việc thương lượng lương nên cũng đành ngậm ngùi gật đầu để có được một chỗ làm tốt trong công ty. Tuy nhiên, nếu làm việc với mức lương không tương xứng, nhiều bạn sẽ cảm thấy rất chán nản và không còn muốn tiếp tục công việc yêu thích của mình nữa. Vấn đề đặt ra là “Làm thế nào để có thể “thương lượng mức lương” vừa với năng lực và mong muốn của mình nhất?” Tôi sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm của mình và những người bạn của tôi:
Hãy biết mình muốn gì và làm công việc gì?
Để có thể thương lượng một mức lương như mong muốn, hãy bỏ ra thời gian để tìm kiếm thông tin về công ty mà mình ứng tuyển, vị trí mà mình sẽ apply vào, công việc mình sẽ đảm nhiệm khi được nhận vào làm thử việc và chính thức ở công ty đó. Bạn có thể tìm hiểu vị trí và vai trò chung để không bị “khớp” nếu như nhà tuyển dụng hỏi một số vấn đề vượt quá kiến thức của bạn.
Ví dụ: Bạn tìm hiểu chung vị trí “Web Developer” là làm những công việc chủ yếu gì. Trong vai trò là một nhân viên thường thì công việc sẽ bao gồm những nhiệm vụ gì, nhưng với vai trò một người leader hoặc trưởng phòng, công việc đó sẽ thay đổi ra sao, và phải thực hiện nó thế nào?
Đừng “gật đầu” nếu nhà tuyển dụng ép giá bạn
Thông thường, khi bạn nói mức lương mong muốn với nhà tuyển dụng, họ sẽ hỏi vặn lại “Nếu lương thấp hơn với con số em mong đợi, em có làm không?”. Đừng vội vàng mà kết luận “Em sẽ làm”, thay vào đó, bạn nên khẳng định rõ những điểm sau:
– Em cần biết khối lượng công việc của vị trí mình ứng tuyển, từ đó em sẽ điều chỉnh lại mức lương mong muốn.
– Nếu mức lương thấp hơn so với năng lực em bỏ ra quá nhiều, thì em nghĩ mình sẽ phải tìm một nơi khác để hợp tác và gắn bó lâu dài (hãy nói “không” với tiền lương ít hơn năng lực mà bạn bỏ ra)
– Nếu mức lương thấp hơn nhưng tương xứng với năng lực của mình, em mong có cơ hội được làm việc với công ty và hy vọng công ty tin tưởng để trao cho em cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm và kiến thức từ công ty (trong trường hợp này, tuy mức lương thấp hơn so với bạn mong đợi, nhưng bù lại, năng lực bạn bỏ ra sẽ ít hơn và bạn cũng sẽ học hỏi được một số kinh nghiệm cũng như kiến thức từ vị trí này trong công ty)
Đừng vội “đồng ý” khi nhà tuyển dụng ép giá bạn, vì bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cố gắng trả cho nhân viên của mình mức lương “thấp nhất” có thể. Trừ những vị trí khó kiếm được người, nhà tuyển dụng sẽ đáp ứng mức lương mong muốn bạn đưa ra với một thái độ hợp tác nhất.
Tôi thường hay nói vui rằng “Thương lượng lương bổng” là một trò chơi, vì vậy hãy cẩn trọng với nó. Đôi khi, nó là con dao hai lưỡi đâm vào bạn rất đau nếu bạn chơi quá đà. Hãy biết đặt mình vào trường hợp và tình huống cụ thể để tỉnh táo thương lượng được mức lương mà bạn hằng ao ước.
Hãy tự tin với mức lương mong đợi mình đưa ra
Sau khi tìm hiểu khá kỹ càng về vị trí mình ứng tuyển, bạn phải tổng hợp kinh nghiệm và tự đánh giá dựa theo cảm tính rằng năng lực của mình đang ở ngưỡng nào, và tương xứng với mức lương bao nhiêu? Quá trình tự đánh giá này dựa trên số năm kinh nghiệm làm việc của bạn, khả năng quản lý, kỹ năng lập trình và bằng cấp bạn có được. Tuy nhiên, quá trình này “hơi khó xơi” đối với các bạn trẻ vì họ không biết bắt đầu từ đâu. Tôi cũng như vậy thôi, chẳng biết phải nêu mức giá như thế nào là đúng cả, cao quá thì sợ fail, mà thấp quá thì lại chỉ sợ rằng sức mình bỏ ra không xứng.
Cách đây khoảng 2 tuần thì tôi có tổ chức hội thảo WDC và được nghe ông Yasukura giới thiệu về tính năng định giá lương của website itworks.vn, tôi thấy khá hay và có thể giúp cho bạn dễ dàng biết được năng lực của mình tương ứng với mức lương bao nhiêu. Để dễ dàng hơn trong việc đánh giá năng lực của mình, bạn có thể truy cập http://www.itworks.vn/dinh-gia-luong để tính toán mức lương của mình.
Khi bạn điền đầy đủ thông tin chi tiết vào một bản CV và sau đó tự đánh giá kỹ năng IT của mình ở cấp độ nào (Sơ cấp, trung cấp hay cao cấp), hệ thống ItWorks! sẽ dựa vào thuật toán để tính được mức lương cho bạn. Tôi khá bất ngờ vì kết quả chính xác cũng 80%, tôi đã nhờ một số người bạn đang đi làm vào test thử, mức lương có thể chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, đựa vào đó, chúng ta có thể biết được mức lương trung bình của mình và có thể dễ dàng ăn nói và đối với với nhà tuyển dụng.
Ví dụ: Khi bạn tôi test thử chức năng này, mức lương của bạn tôi rơi vào khoảng 15.000.000 VND/tháng, nhưng lương thực tế đang làm ở công ty là 13.5 tr cho vị trí leader.
Như vậy, với việc sử dụng tính định giá lương này và kèm theo việc đi tư vấn người thân, bạn vè, những người đang làm ở vị trí tương tự hoặc những người tuyển dụng ở công ty khác thì bạn sẽ có được mức lương khá chính xác của bản thân mình. Hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp cho bạn có thế dễ thở hơn trong việc đối đầu với nhà phỏng vấn trong việc deal lương.
Ngoài ra bạn cũng có thể comment kinh nghiệm của mình tại đây để chia sẻ với mọi người nhé!
(by Võ Minh Mẫn)