3. Visual info-graphication: được sử dụng rất rất phổ biến hiện nay trong các chiến dịch marketing. Những mẫu quảng cáo dưới hình thức này sẽ giúp khách hàng dễ chấp nhận, thích tương tác hơn bởi sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh và màu sắc.
4. Video sharing: có đến 700 video YouTube được chia sẻ trên Twitter mỗi phút, điều này cho thấy video gây hiệu ứng chia sẻ vô cùng mạnh mẽ. Các nhãn hàng lớn chú trọng nhiều vào các motion video với các đề tài "Thân thiện với môi trường", khơi gợi trong khách hàng cảm xúc về sự đóng góp cho xã hội. Điều đó giúp các video tạo hiệu ứng chia sẻ đáng kinh ngạc.
5. Friends sourcing recommendation: 57% mọi người chọn cách hỏi bạn bè của họ trên Facebook để được tư vấn trước khi mua một sản phẩm. Qua đó ta thấy được những điều mà các nhãn hàng nên làm:
– Xây dựng và phát triển cộng đồng ủng hộ trên mạng, các kênh xã hội và điện thoại di động, vận động họ giới thiệu những thương hiệu.
– Đo lường đánh giá của khách hàng về mình bằng công cụ Social Listening, qua đó chúng ta có thể tìm hiểu tại sao và làm thế nào những người ủng hộ đang giới thiệu về thương hiệu và sản phẩm của mình. Công cụ hữu ích này được rất nhiều những nhãn hàng lớn sử dụng.
– Kích thích khách hàng nói tốt về mình, biết cách quản lý những dư luận không tốt.
6. Remote concierge:
Case study: Nike đã tạo ra Running App hỗ trợ tích cực cho việc tập thể thao của người dùng. Kết quả là có 45 tỷ ứng dụng tải về tại thời điểm cuối năm 2012 tạo ra doanh thu 15 tỷ USD. App chăm sóc sức khỏe này giúp cũng cố mạnh mẽ hình ảnh thương hiệu của NIKE: sản phẩm tốt, hỗ trợ những nhu cầu thiết thực của người dùng.
Khi tạo Mobile App cần đặt ra các câu hỏi: App mang lại lợi ích gì cho người dùng? Tại sao họ sử dụng App của bạn?
7. Social care: 71% những người có trải nghiệm về chăm sóc xã hội tích cực có nhiều khả năng giới thiệu thương hiệu cho những người khác
– Vietjet Air social monitor: giúp cập nhật đầy đủ, kịp thời những phản hồi của người dùng về Vietjet Air và thể hiện bằng những biểu đồ thông tin
– Nếu có những phản hồi xấu, bạn phải tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất chúng để tối thiểu sự lan truyền không hay về thương hiệu của bạn. Điều này cực kỳ tối cần thiết
Kết luận: người tiêu dùng ngày nay muốn được tương tác với các thương hiệu – nhưng theo cách riêng của họ. Sử dụng dữ liệu càng có sẵn và cụ thể, các thương hiệu cần phải đi sâu vào nhu cầu và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng, để hiểu rõ mong muốn của người tiêu dùng và kỳ vọng thương hiệu của họ.
Kế đến là diễn giả Dũng Gờ trình bày những thông tin mới nhất về Google Plus:
– Tìm năng phát triển của G+ khá lớn, hiện nay đã có hơn 500 triệu người dùng.
– Câu hỏi được đặt ra: G+ có phải là miền đất hứa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho các Freelancer?
– G+ là hệ sinh thái để Google tích hợp tất cả các dịch vụ của mình
Sau khi giới thiệu sơ lược G+, anh chia sẻ thêm những nội dung khá thú vị:
1. Google+ Việt Nam có gì mới?
+ Việt Nam đứng hạn thứ 3 thế giới về tốc độ tăng trưởng trong năm 2013
+ Từ năm 2014 trở đi: đã có bộ phận chuyên trách quản lý
+ Hệ sinh thái G+ tại VN sẽ phong phú hơn: News, Celebrities, Brands,…
+ Chính sách hỗ trợ dành cho SMB: hỗ trợ tư vấn cơ bản, xét duyệt đưa vào Suggested Users List, nếu được nằm trong list này lượng follow của bạn sẽ tăng lên rất nhanh
2. Kinh nghiệm sử dụng G+:
+ Liên kết đồng bộ các dịch vụ: YouTube, Blogspot, Google search, Gmail, Gmaps, Google Drive…
+ NÊN: sử dụng hình động, chia sẻ nội dung mang cảm xúc, giá trị tốt tới người dùng, tăng cường tương tác với người dùng (comment, hangout), quản lý thành viên bằng Circle, đặt hashtag cho bài đăng
+ KHÔNG NÊN: share link quá nhiều và liên tục vào community không liên quan, đăng nội dung mang nặng tính quảng cáo, dùng tool tự động đăng bài, trao đổi +1
+ (SEO) chuẩn hóa & đa dạng nội dung & thiết lập liên kết & duy trì nội dung và tương tác
+ Nên tạo Google Places & Google+ Local Business Page cho doanh nghiệp vì làm điều này bạn sẽ được Google xếp hạng trên Google Search, khả năng tiếp cận với khách hàng sẽ cao hơn.
[THÔNG TIN MỚI] – Google+ Post Ads: giá bidding rất thấp (điều kiện: có page trên 1000 followers). Thông tin khá là hữu ích cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn thực hiện quảng cáo trên mạng xã hội.
3. Tại sao SMB (doanh nghiệp vừa và nhỏ) nên sử dụng G+
+ Với việc dẫn đầu xu hướng trong sử dụng G+ sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phi quảng cáo
+ Giúp SMB trở nên "nặng ký" hơn, không thua kém gì các thương hiệu lớn
+ Được cộng đồng tư vấn, hỗ trợ miễn phí
Sau đó, Mr. Tuấn Khó Đỡ chia sẻ kinh nghiệm về Facebook Fanpage
– Admin fanpage cần chú ý 3 chỉ số quan trọng sau khi xem insight: số like, lượng reach, tương tác
– Quy luật ngũ hành: Group-Fanpage-Profile-App-Event. Cần biết kết hợp hài hòa những yếu tố này
– Nghiên cứu hành vi: phụ nữ lan truyền các thông điệp cảm xúc nhiều hơn nam giới. Đàn ông lan truyền lý trí và ham muốn hơn cảm xúc. Vì vậy cần nắm bắt hành vi này để tạo hiệu ứng lan truyền tốt cho page của bạn
– Sử dụng Info-Graphic giúp nội dung content của bạn lan truyền tốt hơn so với cách viết content cũ: một đoạn text kèm theo một bức ảnh
Cuối cùng là phần Hỏi & Đáp cùng diễn giả (phần rất hấp dẫn và sôi động của chương trình offline). Có rất nhiều bạn muốn đặt câu hỏi nhưng diễn giả chỉ chọn ra những câu hỏi mang tính tổng quan nhất để trả lời.
1. Thông tin về các công cụ Social Listening và chiến lược quản lý thông tin xấu?
Trả lời (Lê Anh Tuấn): công cụ này khá tốn kém, chỉ nên sử dụng ở các doanh nghiệp lớn. Còn về chiến lược quản lý khủng hoảng trên social: cần thẳn thắng giải quyết vấn đề, cũng cố hình ảnh tốt về doanh nghiệp
2. Cần những gì để tham gia vào Google Busines Group?
Trả lời (Dũng Gờ): đơn giản là “tham gia” và nhận những thông tin mới về các dịch vụ của Google
3. Quảng cáo bằng Info-graphic: làm sao chạy ad với ảnh có > 20% text.
Trả lời (Tuấn Khó Đỡ): post 2 hình giống nhau, sau đó xóa đi 1 hình. Tuy nhiên đây là cách không khuyến khích sử dụng vì xác suất thành công không đảm bảo 100%
4. Khi doanh nghiệp thêm khách hàng vào vòng tương tác của bạn thì thông tin bạn share có hiện lên feed của đối tượng không?
Trả lời (Dũng Gờ): xác suất xuất hiện tùy vào mức độ tương tác của đối tượng với bạn
5. Facebook và G+, nơi nào có cơ hội hơn?
Trả lời (Lê Anh Tuấn): mỗi bên đều có lợi thế riêng, bạn nên cân nhắc bên nào có cơ hội cho doanh nghiệp mình thì khai thác.
Trả lời (Tuấn khó đỡ): nếu có điều kiện nên kết hợp cả Facebook và G+ để tạo hiệu quả viral cao.
6. Tại sao G+ tương đối khó sử dụng và khá trầm lắng so với Facebook?
Trả lời (Dũng Gờ): Hiện tại G+ đang trong giai đoạn mới phát triển tại Việt Nam, bên cạnh đó G+ là hệ sinh thái liên kết đồng bộ các dịch vụ khác: YouTube, Blogspot, Google search, Gmail, Gmaps, Google Drive… nên muốn marketing bằng G+ bạn phải có chiến lược phối hợp nhiều công cụ, kênh thông tin.
Ba bạn có câu hỏi hay được các diễn giả chọn để tặng những phần quà kỷ niệm ý nghĩa: mỗi bạn được nhận một quyển Facebook Marketing từ A đến Z và một cây bút “hàng độc” từ anh Dũng Gờ
Trước khi ra về, các diễn giả cùng các thành viên tham gia đã chụp một bức ảnh làm kỷ niệm về buổi gặp gỡ, nói chuyện và chia sẻ thông tin đầy hữu ích của FreelancerViet.vn