Press "Enter" to skip to content

20 Bí quyết để trở thành một freelancer thành công – Phần 2

Bài viết này nhằm mục đích giúp đỡ bạn có thể vượt qua những khó khăn ban đầu và nâng cao hiệu suất lên mức tối đa để bạn có thể sẵn sàng bước vào công việc freelancer.

11. Hãy kiên nhẫn
Bây giờ mọi thứ đã sắp đặt xong, điều luật quan trọng nhất là phải kiên nhẫn. Công việc sẽ không đến tràn ngập ngay lập tức. Nó sẽ đến rất từ từ, và bạn hãy nhận làm công việc khi mà chúng đến.

Học cách kiên nhẫn với khách hàng cũng giúp bạn giao tiếp với họ dễ dàng hơn. Một số sẽ tạo ra cho bạn sự bực mình khi làm việc với họ, và bạn sẽ phải học cách giữ bình tĩnh và giao tiếp với họ ở mức độ tạo ra sự hài lòng cho cả đôi bên.

12. Quảng bá dịch vụ của bạn bằng nội dung

Toàn bộ thế giới Internet thì được điều khiển bởi nội dung. Những nội dung miễn phí mà có giá trị thì sẽ lan tỏa rất nhanh. Bất kể đó là một theme WordPress miễn phí hay một video có nội dung tuyệt vời, việc xuất bản nội dung là cách tốt nhất để quảng bá tên tuổi của bạn ra ngoài kia.

Nó cũng sẽ quảng bá thương hiệu của bạn như là một chuyên gia và sẽ mang tới nhiều khách hàng tiềm năng trong tương lai.

13. Làm thế nào để thỏa thuận cùng với các trang việc làm

Làm thế nào để thỏa thuận cùng với các trang việc làmTôi cũng đưa ra cho bạn một lời khuyên rằng, hãy tránh xa các trang web việc làm trên mạng. Ngày nay, chúng dường như tràn ngập những người đưa ra những dịch vụ quá rẻ mạt.

jobs

Bạn phải tạo ra lợi nhuận. Nhưng nếu bạn có quyết định kiếm việc trên các trang việc làm như vậy, hãy đảm bảo rằng những công việc đó phải mang lại cho bạn một mức thù lao khá và không phải bằng hình thức thanh toán một lần.

Các công việc ở thị trường trong nước thì tốt hơn, bởi vì việc phát triển một mối quan hệ lâu dài cùng với các khách hàng địa phương thì dễ hơn và có thể dẫn tới ngày càng nhiều công việc từ họ trong tương lai.

14. Tìm các công việc ở nơi khác

Để tìm thấy công việc nơi khác, thì bạn phải tạo mối quan hệ. Tôi thấy đây là phần khó nhất: bạn phải ra ngoài và quảng bá dịch vụ của mình.

Chào mời dịch vụ của bạn tới bạn bè và người thân có thể kiếm được một số hợp đồng, nhưng họ sẽ muốn bạn giảm giá và có những ưu đãi riêng, và trong một số trường hợp thì rất khó xử.

Bạn nên tạo mối quan hệ khi đang ở các nơi công cộng trong thành phố. Có thể bắt chuyện làm quen với mọi người khi đang đứng xếp hàng, hoặc khi tham gia các sự kiện xã hội trong các thành phố lớn. Mọi người thường muốn trưng ra cái mà họ làm, vì vậy tại sao bạn lại không thử bắt chước họ?

15. Tìm thị trường ngách của riêng bạn

Hầu hết công việc của tôi đến từ việc tìm kiếm một thị trường ngách và khai thác nó. Ví dụ, nếu tôi phải làm một trang web để giới thiệu cho một cuốn tiểu thuyết nào đó sắp phát hành, thì dự án đó có thể xem như là một mẫu trang web nhằm quảng bá các cuốn tiểu thuyết.

Nếu trang web đó hiệu quả mà mang lại nhiều lợi nhuận, thì bạn có thể hỏi những tác giả khác hoặc các nhà xuất bản khác xem liệu họ có muốn đầu tư vào một trang web giống như vậy hay không.

16. Tạo ra công việc và doanh thu đều đặn

Vấn đề đối với công việc freelancer đó là bạn không có một công việc ổn định. Vì thế bạn cần phải tạo ra sự an toàn.

Thay vì định giá một cục đối với một khách hàng mới, hãy thử đề xuất hình thức có một chi phí quản lý hàng tháng, bao gồm việc quảng bá trang web, làm SEO và bảo trì website.

Nó không chỉ sẽ tạo ra một doanh thu lâu dài, mà khách hàng đó có thể sẽ thuê bạn làm thêm nhiều dịch vụ nữa nếu họ thấy bạn làm việc rất tốt, đó là thời điểm mà bạn có thể tăng được thu nhập. Doanh thu bổ sung thêm này thường sẽ ít hơn nếu bạn đòi thanh toán một lần.

17. Cách xử lý khi gặp phải khách hàng tồi

Việc gặp phải những khách hàng khó chịu là điều không thể tránh khỏi. Những khách hàng tồi thường đòi hỏi và muốn kiểm soát quá nhiều về cái mà bạn làm và họ thường giao tiếp rất thô lỗ.

Nếu bạn gặp phải họ thì phải dừng lại và suy nghĩ xem liệu vị khách hàng này có đáng để bạn chịu đựng sự khó chịu đó hay không và liệu họ sẽ tiếp tục thuê bạn làm các công việc tiếp theo. Nếu không thì bạn hãy từ chối làm cho khỏe.

Bạn sẽ cảm thấy khá thất vọng khi từ chối làm việc cho những vị khách hàng kiểu đó vào thời gian đầu, nhưng hãy nên nhớ rằng bạn phải dành thời gian để kiếm những khách hàng khác tốt hơn.

18. Nhờ khách hàng giới thiệu và nhận xét

Một khi bạn đã làm việc và tạo ra sự hài lòng cho khách hàng, hãy hỏi xem họ cảm thấy thế nào về chất lượng công việc và xem liệu bạn có làm tốt hay không, và bạn cần phải làm gì để công việc đó tốt hơn.

Trong khi những phản hồi này có thể có ích như những lời nhận xét tốt, bạn cũng sẽ chỉ ra cho khách hàng thấy rằng mình đang cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ, và có thể khuyến khích họ nói với những người khác về bạn và dẫn đến bạn sẽ có nhiều khách hàng hơn.

19. Đầu tư vào phần mềm quản lý hóa đơn và khách hàng

Đầu tư vào phần mềm quản lý hóa đơn và khách hàngMột khi mà bạn kiếm được nhiều khách hàng hơn, thì bạn sẽ cần biết làm thế nào để quản lý họ. Đăng ký sử dụng một phần mềm hóa đơn sẽ tự động tạo ra hóa đơn hàng tháng cho bạn một cách thuận tiện.

Hơn nữa cũng nên quan tâm tới việc đăng ký sử dụng một số thứ kiểu như phần mềm 37 Signals’ Highrise chẳng hạn, hoặc ít ra là lưu lại những tài liệu về ai là khách hàng của bạn, bạn đã làm công việc gì cho họ, và những thông tin chi tiết về họ mà bạn có thể cần trong tương lai. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian trong công việc quản lý và cũng giúp bạn nhớ được lâu hơn.

20. Xin nghỉ việc và tận hưởng niềm vui

Nếu bạn đã làm theo những bước trên, tức là bạn đã có một nguồn thu nhập ổn định và đang trên đà phát triển.

Mục đích của việc trở thành freelancer là giúp cho bạn có thời gian để đi tới bất cứ đâu mà bạn muốn và làm bất cứ điều gì mà bạn thích. Hãy chắc chắn rằng bạn thích thú phong cách sống mới của mình và ngày càng phát triển hơn. Bạn có thể làm việc từ bất cứ đâu trên thế giới, vì thế hãy tận dụng những điểm thuận lợi đó!

Bổ sung: Đừng bao giờ cạnh tranh ở top dưới
Một khi bạn đã đưa ra một mức giá tới một khách hàng tương lai, thì hãy tránh việc giảm giá để nhằm đạt được công việc đó.

Đừng giảm giá trị công việc của mình. Bạn có thể lựa chọn đưa ra một mức giảm giá trong một số tình huống nhất định nào đó, nhưng nếu bạn làm điều đó thường xuyên thì khách hàng có thể sẽ nghĩ rằng bạn đã tính phí quá cao trong lần đầu tiên và cho rằng mức giá của bạn là mềm dẻo và có thể thương lượng được.

Nguồn: vinacode