Press "Enter" to skip to content

Cẩm nang thuyết phục khách hàng dành cho Freelancer!

Bạn muốn giỏi thuyết phục ư? Có những nguyên tắc quan trọng sau đây cần tuân thủ:
 
1. Thấu cảm
Nếu bạn bước vào một hội nghị khách hàng và đi ngay vào chương trình làm việc đã lên lịch sẵn thì rất nhiều khả năng là bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ khó mà đạt được mục tiêu là sự đồng thuận của khách hàng hay đối tác. Thay vì vậy, bạn phải am hiểu nhu cầu và đáp ứng các khách hàng cũng như đối tác, để từ đó tạo được một tinh thần hợp tác tích cực giữa đôi bên
 
Khởi đầu bằng việc lắng nghe
Để đạt mục tiêu, bạn phải thực sự lắng nghe. Bạn cần nghe kĩ càng những gì mà khách hàng nói, và để tâm chú ý xem ý tưởng hay sản phẩm-dịch vụ của bạn có phù hợp với những mong mỏi từ sâu kín của khách hàng hay không
 
Hướng khách hàng
Thay vì áp đặt khách hàng phải chú ý đến ý tưởng, sản phẩm – dịch vụ của bạn, hãy thiết kế phần thuyết trình sao cho các khách hàng có thể thấy lợi ích của chúng. Hãy sáng tạo những ý tưởng độc đáo trong cách trình bày để thu hút được khách hàng
 
Thể hiện lợi ích cho đối tác
Nên nhớ rằng, việc giải thích lợi ích của những ý tưởng đối với bạn hay các khách hàng chung chung là chưa đủ. Bạn phải xác định cụ thể ý tưởng đó mang lại lợi ích thiết thực gì đối với những con người cụ thể đang ngồi nghe bạn trình bày khi ấy
 
2. Duyên dáng
Nếu bạn có mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác hay sếp của bạn, thì bạn càng có nhiều cơ hội đạt được thỏa thuận với họ. Tất nhiên, quan hệ như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào bạn và đối phương. Quan hệ của bạn với khách hàng hoàn toàn khác quan hệ giữa bạn và sếp. Tuy nhiên, có những điểm chính sau đây mà bạn cần ghi nhớ kĩ
 
Làm họ gật đầu đồng ý
Có một điều nhỏ nhặt, nhưng rất quan trọng, hãy cố gắng khiến cho đối phương gật đầu với bạn. Gật đầu là một dấu hiệu tốt và mang lại tâm trạng tích cực cho cả đôi bên. Tôi thường làm điều này bằng cách lặp lại những điểm chính trong quan điểm của họ. Họ tất nhiên sẽ gật đầu, mà hơn thế là thấy được bạn lắng nghe họ hết sức kĩ càng
 
Tinh thần đạo đức chức nghiệp
Đạo đức chức nghiệp hết sức quan trọng. Khách hàng muốn bạn quan tâm đến dự án. Các sếp muốn biết bạn vẫn giữ nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên, rất nhiều người thiếu tinh thần đạo đức trong thông điệp truyền thông. Do đó, họ xem như đã thất bại ngay từ khi chưa bắt đầu. Nếu bạn xem nhẹ đạo đức, uy tín của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và mọi người sẽ lan truyền điều đó như bệnh dịch vậy
 
Quan sát
Chắc bạn đã từng nhiều lần nghe rằng những cử chỉ trong ngôn ngữ cơ thể [body language] có thể giúp bạn hiểu đối phương và thiết lập mối quan hệ tích cực. Đó chính là những dấu hiệu hữu ích giúp bạn nắm bắt xem cuộc thương thảo đang diễn tiến ra sao. Hãy tích cực quan sát để hiểu sâu về đối tượng mà bạn đang làm việc
 
Làm cho đối phương cười
Nếu bạn có thể làm cho người khác cười, thì bạn đã phá vỡ được rất nhiều rào cản tâm lý giữa đôi bên rồi đấy. Hầu hết mọi người đều thích cười đùa, và vui vẻ. Có rất nhiều cách để tạo tiếng cười, và nếu bạn làm quá lố, mọi chuyện có thể trở nên lố bịch, cần có “duyên” và tế nhị. Và thông thường, hãy bắt đầu bằng sự cởi mở
 
3. Hãy cởi mở
Có thể bạn đang đọc bài viết này và nghĩ rằng: “Gã này điên thật. Điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng của gã đọc những thứ này. Họ có thể nghĩ mình bị gã “dắt mũi”. Câu trả lời của tôi là KHÔNG. Tôi hoàn toàn cởi mở và trung thực về những gì mình viết. Đó là sự chân thành. Hai yếu tố quan trọng giúp xây dựng mối quan hệ cởi mở và bền lâu là:
 
Sự trung thực
Rất nhiều lần, cách tốt nhất để giải tỏa xung đột chính là sự trung thực. Chẳng hạn, tôi vẫn thường công nhận rằng trong những tình huống bán hàng, tôi vẫn bị khách hàng từ chối thẳng thừng. Khách hàng biết rất rõ điều này. Tuy nhiên, công khai thừa nhận nó chính là một kiểu trung thực và hiếm người nhận ra
 
Sẵn sàng thừa nhận điểm yếu của mình
Chúng ta thường e ngại thừa nhận hay thậm chí tìm cách che giấu điểm yếu của mình. Tuy nhiên, sự thật tự nhiên là người khác sẽ thấy gần gũi, tôn trọng và cảm phục bạn hơn nếu bạn thừa nhận những hạn chế, khiếm khuyết của mình, ai cũng có điểm yếu cả. Hãy vui vẻ nói: “Tôi không biết”, hay “Tôi làm chưa tốt”. Điều đó giúp bạn thoải mái và được tôn trọng nhiều hơn
 
4. Hãy tự tin
Truyền tải những thông điệp của bạn với sự tự tin là hết sức quan trọng. Hãy thể hiện mình là một chuyên gia, và nói điều đó một cách chuyên nghiệp
 
Tự tin chứ không phải kiêu ngạo
Tự tin bao gồm cả việc thừa nhận sai lầm. Một nhà lãnh đạo tự tin thực sự không phải là người luôn luôn có tất cả những cầu trả lời đúng. Thừa nhận hạn chế bản thân và chấp nhập lắng nghe những ý kiến đối lập, đó mới là sự tự tin
 
Bạn không cần phải luôn chiến thắng
Hãy lọc lựa những trận chiến của bạn. Nhân nhượng vài điểm để đạt mục tiêu cao nhất là ổn. Sự nhân nhượng không làm cho vị trí của bạn bị lung lay. Đôi lúc bạn cần phải nhún mình để giữ cho mọi người đoàn kết. Nếu người khác thấy quan điểm của họ được tôn trọng, họ sẽ dễ dàng chấp nhận quan điểm của bạn hơn
Thỏa hiệp đôi lúc rất cần thiết. Điều đó tốt hơn là lúc nào cũng bác bỏ ý kiến trái ngược
 
5. Hãy tích cực
Dù cho bạn làm việc với những vị sếp khó tính, những khách hàng xét nét, hay những đối tác cao cấp đi chăng nữa, bạn cần phải gây được ấn tượng bằng thái độ và chính dịch vụ của bạn. Tạo một ấn tượng tích cực sẽ vô cùng hữu ích. Cho dù tình huống kinh doanh của bạn là gì, mang tiếng là vô dụng và tiêu cực sẽ giết chết sự nghiệp của bạn