Bạn đang có một website và sử dụng Social Media để quảng bá, truyền thông nhằm tăng traffic cho nó. Vậy bạn đã đo lường được hiệu quả traffic đến từ các social network chưa ? Đây chắc chắn sẽ là công việc bắt buộc của mọi Online Marketer. Vậy bạn sẽ sử dụng công cụ gì để đo lường ? Chẳng phải đi đâu xa xôi, hãy dùng Google Anlytics.
Okie la, vậy thì bài toán được đặt ra như sau. Để quản lý và theo dõi hiệu quả traffic đến từ các mạng xã hội, bạn cần tách riêng các luồng traffic này, ví dụ như traffic đến từ facebook, twitter, Google+….để theo dõi và so sánh các chỉ số đo lường chất lượng traffic của riêng mỗi kênh mà không bị dính vào các luồng traffic khác. Việc này hoàn toàn không khó ! Cùng làm với Thắng nhé.
Bắt đầu
Đầu tiên bạn cần truy cập tài khoản Google Analytics của website và chuyển sang phiên bản mới (New Version). Phiên bản mới có hỗ trợ thêm rất nhiều chức năng và giao diện rõ ràng hơn. Bạn nên làm quen.
Xác định luồng traffic (Traffic Source)
Ở trạng thái mặc định, Google Analytics giúp bạn xác định tất cả nguồn traffic đổ về website tại menu Traffic Source bên trái. Các luồng traffic đến từ Social Media cũng nằm trong số đó.
Bạn có thể thấy nguồn traffic đến từ facebook và twitter bi lẫn vào trong vô số nguồn traffic khác, gây khó khăn và làm bạn mất tập trung vào việc theo dõi các chỉ số về chất lượng traffic đến từ các nguồn này. Công việc của chúng ta là phải tách chúng ra bằng công cụ Advanced Segment. Sau khi đã xác định được các nguồn social media traffic từ bảng traffic source chung này, bạn hãy nhớ chúng và bắt tay vào tạo Advanced Segment.
Tạo Advanced Segments
Để bắt đầu tạo Advanced Segment, bạn click vào nút Advanced Segment ngay đầu trang, sau đó click vào nút “Create new segment” theo hình minh hoạ dưới đây:
Bạn sẽ bắt đầu vào khu vực setting để thiết lập Advanced Segment.
Bây giờ chúng ta bắt đầu vào việc khai báo các quy luật sàng lọc (filter) cho từng nguồn traffic. Thắng sẽ minh hoạ bằng 3 nguồn social media traffic thông dụng hiện nay đó là: Twitter, Facebook và Google + nhé.
Twitter Traffic Segment
Bước 1: Đặt tên cho Segment của bạn ví dụ như “Twitter” cho nguồn traffic đến từ Twitter chẳng hạn.
Bước 2: Bạn hãy chọn metric là “Source” trong phần khai báo metric (màu xanh lá cây).
Bước 3: Bạn hãy điền vào ô Include các giá trị text sau, mỗi dòng OR là một giá trị (Xem hình minh hoạ):
- twitter.com
- t.co
- hootsuite
- tweetdeck
- bit.ly
Khi điền các nguồn traffic trên vào bạn đã vừa chỉ dẫn cho Google Analytics lọc ra traffic đến từ các URL có bao gồm các ký tự trên. Đó là những kí tự chính và cơ bản có trong các URL dẫn người dùng từ Twitter đến website của bạn. Cuối cùng bạn hãy save segment lại, thế là xong ! Giờ đây Google Analytics sẽ lọc các traffic đến từ Twitter và để nó riêng ra một khu vực vá áp dụng các thước đo chất lượng cũng như hiệu quả traffic đến từ Twitter cho bạn.
Facebook Traffic Segment
Cũng tương tự như tạo Twitter Traffic Segment, bạn điền vào ô Include các giá trị text sau:
- facebook.com
- m.facebook.com
Và cuối cùng, bạn hãy save lại để theo dõi kết quả lọc của Google Analytics.
Google+ Traffic Segment
Đới với Google + bạn cũng làm tương tự như 2 Twitter và Facebook. Chỉ khác môt chỗ là bạn thay thế cụm giá trị này vào ô Include:
- plus.url.google.com
Và cũng Save Segment lại.
Segment chung cho Social Media Traffic
Ok la vậy là bài toán riêng cho từng mạng xã hội đã xong. Thế nhưng bạn thử nghĩ mà xem, nếu chúng ta dùng tới hơn 10 social network để xây dưng traffic cho website thì phải tạo hơn 10 segment và mỗi segment thì phải điền vài cái giá trị include sao. Chết mất ! Đây sẽ là giải pháp trọn gói cho bạn.
Khi bạn không quan tâm nhiều tới từng segment riêng cho traffic của từng mạng xã hội thì có thể gom chung traffic của chúng lại thành 1 segment và gọi chung là Social Media Traffic Segment. Lấy ví dụ, bạn muốn gom traffic đến từ các nguồn sau thành một segment và gọi chung là nguồn traffic đến từ mạng xã hội:
- twitter.com
- t.co
- hootsuite
- tweetdeck
- bit.ly
- facebook.com
- m.facebook.com
- plus.url.google.com
- youtube
- digg
- delicious
- stumbleupon
- ycombinator
- flickr
- myspace
- popurls
Bạn chỉ cần tạo 1 segment và khai báo chỉ 1 dòng trong bộ lọc Include với cú pháp sau:
(twitter|t.co|hootsuite|tweetdeck|bit.ly|facebook|plus.url.google|linkedin|youtube|reddit|digg|delicious|stumbleupon|ycombinator|flickr|myspace|popurls)
Với cú pháp này Google Analytics sẽ lọc tất cả các traffic đến từ các url có chứa một trong các ký tự trên để đưa vào segment này. Ưu điểm của cú pháp này là bạn có thể nhét 10 tới 20 điều kiện trên chỉ cùng 1 dòng. Nếu bạn muốn sử dụng thử thì cứ copy dòng trên và sửa các kí tự điều kiện nhé.
Ngoải ra bạn cần chọn kiểu điều kiện là “Matching RegExp”. Nếu bạn không chọn kiểu điều kiện này thì Google sẽ không hiểu được câu lệnh. Xem hình minh hoạ dưới đây.
Chú ý, dòng cú pháp này không được chứa bất cứ khoảng trắng nào ở giữa, nếu không Google Analytics sẽ không hiểu và không lọc được.
Sử dụng thôi !
Sau khi đã tạo segment xong, bạn có thể kiểm tra ngay kết quả. Hãy chọn những segment nào mà bạn muốn xem báo cáo. Bạn có thể chọn một lúc nhiều segment để so sánh chất lượng traffic của từng kênh Social Media với nhau.
Sau khi chọn segment muốn theo dõi, bạn nên dùng chức năng phân tích “Audience reports” để đánh giá thái độ của người dùng đến từ kênh Social Media đối với nội dung của website (Behavior, Engagemement), họ có ở lại lâu trên site của bạn không ? (Average Time on site), pageview trung bình của 1 người dùng là bao nhiêu ? hay bao lâu thì họ quay lại ghé thăm site của bạn (new visitors vs returning visitors)….Bạn có thể tham khảo thêm các chỉ số cơ bản của Google Analytics.
Ví dụ: Trong hình minh hoạ dưới đây, bạn có thể thấy traffic đến từ Twitter chiếm đại đa số nhưng chất lượng traffic (engagement) thì lại không cao vì phần lớn người dùng đến từ Twitter chỉ nán lại site có chưa tới 10 giây.
Tạo segment chỉ là một thao tác đơn giản trong nhiều thủ thuật google analytics, tuy nhiên nó lại rất hữu ích đới với Social Media Marketer nói riêng cũng như Online Marketer nói chung. Bởi lẽ, ai cũng cần đo lường nỗ lực tiếp thị trực tuyến của mình, đặc biệt là đối với Social Media. Hi vọng tip nhỏ trên có thể mang lại nhiều lợi ích cho mọi người.
FreelancerViet sưu tầm
(Sourch: EQVN)