Press "Enter" to skip to content

[Freelancer nên đọc] – Những kiểu nhân viên khó được tăng lương, thăng chức

1. Làm việc nửa vời

Điểm hạn chế ở bạn không phải là làm việc không tốt, mà là bạn không thể phát huy tối đa tiềm năng của mình. Bạn chỉ làm việc tốt tới một ngưỡng nào đó, còn ngoài ra, vượt qua ngoài ngưỡng bạn sẽ không làm. Thái độ làm việc thì trong trạng thái nửa vời, thích thì làm, không thì mặc kệ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sự đánh giá của cấp trên và khả năng thăng tiến của bạn.


Không hết mình với công việc là lý do khiến bạn không bao giờ được xét tăng lương hay thăng chức
Không hết mình với công việc là lý do bạn không bao giờ được xét tăng lương hay thăng chức – (Ảnh minh họa)

2. Không áp dụng được kiến thức vào công việc

Bạn chăm chỉ làm việc, cũng có kỹ thuật và tài năng, nhưng do tính chất công việc hoặc phân công nhân sự mà những kiến thức bạn học được lại hoàn toàn “vô dụng” với công việc đang đảm nhận. Người khác có thể được tăng lương, thăng chức, còn bạn chỉ được tăng lượng công việc.

Đối với tình hình này, bạn cũng bất mãn nhưng không dám mạnh dạn đề nghị điều chỉnh. Bạn chỉ kể lể với người khác mà không trao đổi nghiêm túc với cấp trên. Cuối cùng, bạn mãi cam chịu làm công việc không đúng với khả năng của mình.

3. Luôn đứng sau sân khấu

Bạn làm việc không than không oán, chăm chỉ, nhiệt tình, nhưng rất ít khi được người khác biết đến. Mọi người luôn lấy thành tích của bạn để lập công cho họ.

Trong lòng bạn cũng khao khát có được vinh dự, địa vị và mức lương tốt hơn nhưng lại không học được cách làm thế nào khiến người khác chú ý đến tài năng và thành tựu của bạn. Bạn chỉ như một người đứng sau sân khấu, không biết cách thể hiện chính mình.



Bạn luôn đứng phía sau và nhường cơ hội tỏa sáng cho người khác – (Ảnh minh họa)

Nhìn người bằng nửa con mắt

Bạn tự tin quá mức, làm việc năng nổ, biểu hiện cũng rất tốt, nhưng lại không biết xem trọng đồng nghiệp. Bạn luôn xử sự với người khác với thái độ thù địch, với ai cũng có xung đột. Về hành vi, bạn khá phóng túng, thường tự cho mình quyền can thiệp vào chuyện của người khác.

5. Luôn miệng phàn nàn

Vừa làm việc vừa kêu ca bất mãn, mặt ủ mày chau, bạn khiến hình ảnh của mình xấu đi trong mắt mọi người. Với tính hay kêu ca này, cấp trên sẽ cho rằng bạn là người chỉ thích phiền nhiễu, càu nhàu; đồng nghiệp sẽ nghĩ bạn khó gần. Kết quả là mọi cơ hội thăng tiến đều bị người khác giành mất. Bạn vốn chỉ là một đứa trẻ thích than thân trách phận mà thôi.



Bạn hay phàn nàn, cau có, khiến mọi người khó chịu – (Ảnh minh họa)
 

6. Tốt bụng quá đà

Yêu cầu gì của người khác bạn đều vui vẻ chấp nhận. Ai nhờ giúp đỡ, bạn sẵn sàng bỏ qua công việc dang dở để giúp họ. Có thể bạn là một người tốt bụng, hy sinh vì người khác, nhưng bạn lại thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình.

Hơn nữa, kiểu thích giúp người vô tội vạ này sẽ khiến một số người sau lưng bạn nói lời khó nghe, ví dụ như nói bạn là kẻ ngốc, đồ vô dụng. Ngoài ra, trước mặt lãnh đạo, bạn lại không dám bày tỏ ý kiến, chỉ biết chịu ấm ức rồi giậm chân tại chỗ, không có cơ hội thăng tiến.

Theo afamily