Press "Enter" to skip to content

[Kỳ 5] Đi tìm hình hài cho bước khởi nghiệp của Freelancer Việt

Là một freelancer Việt, bạn hiểu rõ bản thân muốn có lối sống và sự tự chủ mà một người kinh doanh nhỏ thành công nên nó, nhưng liệu loại hình kinh doanh nhỏ trực tuyến nào phù hợp nhất với bạn.
Loạt bài này tập trung vào 7 loại hình kinh doanh nhỏ trực tuyến chính và giúp bạn tìm ra cái phù hợp với kỹ năng, nguồn lực cũng như khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. 7 loại hình đó bao gồm: bán hàng trực tuyến, tự xuất bản, viết blog, tổ chức khóa học trực tuyến, làm ứng dụng web, lập các trang web hoặc blog chuyên biệt, hoặc các trang liên kết.
Hãy cùng tìm hiểu về những ưu và khuyết điểm của các mô hình kinh doanh nhỏ trực tuyến cùng với những ví dụ của những người đang sống chết cùng nó. Loạt bài cũng đưa ra những thủ thuật chuyên nghiệp bạn cần để gặt hái thành công. Những hướng dẫn chuyên nghiệp này sẽ giúp các freelancer Việt trang bị hành trang bước vào thế giới kinh doanh trực tuyến. 
 
 
 
5. Tạo một ứng dụng web
 
Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng các ứng dụng web gần như liên tục. Facebook là một ứng dụng web, Google cũng vậy, Twitter cũng vậy. Ngoài ra, có những ứng dụng web khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, freelancer có thể sử dụng ứng dụng FreeAgent để quản lý tài khoản, Basecamp để theo dõi tiến độ dự án của khách hàng, và Dribbble để tổng kết và thể hiện công việc.
Mặc dù tất cả các ví dụ trên đều là ứng dụng web, nhưng không có cái nào là mô hình kinh doanh siêu nhỏ. Họ có hẳn một đội chuyên viên phát triển, thiết kế, tiếp thị, truyền thông, hỗ trợ khách hàng và người điều hành hệ thống.
Nói chung, một ứng dụng web được cho là phù hợp cho mô hình kinh doanh siêu nhỏ nếu nó cung cấp một giải pháp tự động cho một vấn đề mà một nhóm đối tượng đang gặp phải. Bằng cách giới hạn khách hàng mục tiêu, công tác tiếp thị truyền thông, phát triển và hỗ trợ khách hàng sẽ đơn giản hơn nhiều, đủ để một người, cùng với một vài phụ tá có thể giải quyết được.
 
Một ví dụ về ứng dụng web trong loại hình kinh doanh siêu nhỏ là ứng dụng “Music Teacher’s Helper”. Ứng dụng ra đời để giải quyết nhu cầu của một nhóm đối tượng cụ thể (giáo viên âm nhạc). Nếu thực sự thành công nó có thể vượt ra khỏi quy mô siêu nhỏ, nhưng chỉ khi chủ nhân quyết định đi bước đi này bằng cách phát triển một đội quy mô lớn hơn. Bởi vì đối tượng khách hàng mục tiêu xác định nên chỉ cần một nhóm nhỏ cũng có thể quản lý hiệu quả ứng dụng web này.
Nhìn chung, việc xác định nhu cầu của một nhóm đối tượng thì sễ dàng hơn là tạo ra cái gì đó có ý nghĩa với toàn nhân loại (như kiểu Yelp, Tumblr hay Shazam). Và mặc dù một ứng dụng web quy mô nhỏ không thể biến bạn thành tỷ phú nhưng nó vẫn là một loại hình kinh doanh rất hấp dẫn.
Về cơ bản, một ứng dụng web cho phép người dùng thực hiện một công việc thông qua ứng dụng mà không cần đến sự hỗ trợ của con người. Lấy ví dụ trong trường hợp của Music Teacher’s Helper, nếu mọi thứ hoạt động tốt và không xảy ra lỗi, thì các giáo viên âm nhạc có thể trả phí sử dụng, đăng ký và bắt đầu quản lý việc dạy học của họ mà không cần đến sự hỗ trợ từ bạn hay bất cứ ai trong nhóm của bạn.
 
Bạn cần gì?
Để tạo ra một ứng dụng web quy mô nhỏ thành công, bạn cần một số yếu tố sau:
 
1. Một thị trường mục tiêu có thể định vị được vấn đề.
2. Khả năng giải quyết vấn đề với một ứng dụng web.
3. Một cách để tiếp cận thị trường mục tiêu.
 
Sau đây hãy cùng đào sâu tìm hiểu từng yếu tố kể trên,
 
1. Một thị trường mục tiêu và vấn đề của họ.
Một doanh nghiệp thành công phải mang lại được giá trị cho thị trường. Bán cái thị trường cần luôn dễ hơn bán cái mình có. Chính vì vậy, bắt đầu từ ý tưởng thị trường sẽ dễ dàng hơn bắt đầu từ ý tưởng sản phẩm. Một khi bạn đã nhận diện đúng thị trường mục tiêu, bạn sẽ tìm ra họ đang phải đối mặt với vấn đề gì, sau đó phát triển sản phẩm để giải quyết vấn đề của họ. Một trong những sai lầm trầm trọng của doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm trước rồi mới cố tìm cách gắn nó vào một thị trường và một vấn đề nào đó. Hãy nhớ, đừng đi vào vết xe đổ đó.
Thay vào đó, hãy chọn một thị trường mà bạn có chút hiểu biết, hoặc bạn thấy có hứng thú muốn tìm hiều, Với mục đích kinh doanh siêu nhỏ, bạn phải chọn một thị trường mục tiêu cũng nhỏ, tốt nhất là không nên quá vài phần trăm dân số.
 
Ví dụ về một thị trường mục tiêu phù hợp: giáo viên trung học, người nuôi chó, người nghiền café, trợ lý, thợ cả, chuyên gia chơi poker, người tạo ứng dụng iPhone….
Ví dụ về thị trường quá rộng không phù hợp với kinh doanh siêu nhỏ: thanh niên, các bà mẹ, người chủ gia đình, khách mua hàng trực tuyến, người lái xe, khách tới nhà hàng…
 
Một khi ứng dụng của bạn thành công trong việc giải quyết vấn đề cho một nhóm người quá lớn, bạn sẽ khó có thể giới hạn nhóm của mình ở mức độ siêu nhỏ nữa. Nếu bạn vẫn cố tình muốn làm việc với nhóm nhỏ như thế, không muốn chuyển vai trò của mình từ người làm sang người quản lý, thì bạn nên chọn thị trường mục tiêu nhỏ thôi. Mọt nhóm khách hàng đều có vấn đề riêng. Một số có thể giải quyết bằng ứng dụng web, một số thì không. Lấy ví dụ với nhóm khách hàng là giáo viên trung học. Họ gặp vấn đề là bọn trẻ nói chuyện riêng quá nhiều trong giờ học. Vấn đề này tất nhiên là không giải quyết được bằng ứng dụng web. Nhưng còn vấn đề họ tốn quá nhiều thời gian cho công việc bàn giấy và các báo cáo  thì sao? Bằng việc tạo ra một ứng dụng web giúp các giáo viên hoàn thành công việc chỉ trong một nửa thời gian, bạn sẽ tạo ra giá trị thực sự. Liệu các giái viên có muốn trả một khoản phí nhỏ hàng tháng để có thêm thật nhiều thời gian rảnh hơn? Có thể lắm chứ.
Nhưng làm thế nào bạn có thể nhận ra vấn đề của một thị trường mục tiêu cụ thể? Có thể đoán. Thành thật mà nói đây chính là cách những nhà đầu tư tự tìm đến thất bại. Họ nhận diện một thị trường cụ thể quy mô nhỏ và một cách để tiếp cận, rồi họ tưởng tượng về thị trường từ cái nhìn cá nhân, nhìn nhận những vấn đề từ góc độ của họ. Tôi vừa làm trên kia rồi. Tôi không phải giáo viên trung học, mà tôi cũng chưa bao giờ nói chuyện với bất cứ giáo viên trung học nào về vấn đề đang khiến họ điên đầu t ìm cách giải quyết càng nhanh càng tốt. Tôi chỉ đoán thôi! Đây hoàn toàn không phải khởi đầu thông minh, hay là một xuất phát điểm tốt để bạn bỏ ra hàng giờ tạo ứng dụng.
Nếu bạn chính là một thành viên trong thị trường mà bạn hướng tới, vậy quá tốt. Nếu bạn cũng là một giáo viên trung học và đúng là bạn đang phải dành cả đống thời gian cho mấy việc bàn giấy và viết báo cáo cũng như đang mong có cách nào làm nhanh hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng, bạn có thể tự tin hơn khi kinh doanh giải pháp cho vấn đề này.
Nhưng lại có một vấn đề khác. Nếu bạn là người tạo ứng dụng thì bạn không phải trả tiền mua nó. Bạn chưa giải quyết được câu hỏi liệu người ta có sẵn lòng chi trả để giải quyết vấn đề đó không. Đó là lý do vì sao kể cả khi bạn là một thành viên trong thị trường mục tiêu, bạn vẫn nên tiếp xúc, trao đổi với càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt. Cứ ra ngoài gặp họ, gửi email cho họ, đăng bài trên diễn đàn…Dựa theo thuyết phương pháp, cái này gọi là “bước khỏi sương mù”. Thay vì chăm chăm tìm cách giải quyết một vấn đề mà bạn không chắc là nó có thực sự tồn tại hay không, cũng không chắc người ta có chịu trả tiền để giải quyết hay không, bạn có thể đi nói chuyện với mọi người và xác nhận các giả định mà bản thân đã đưa ra.
 
Bạn sẽ tìm ra những vấn đề mới của thị trường mà bạn không thể đoán được.
Bạn sẽ tìm ra vấn đề nào đang tồi tệ nhất, còn vấn đề nào còn chấp nhận được.
Bạn sẽ tìm ra vấn đề nào cấp thiết đến nỗi người ta sẵn sàng bỏ tiền ra giải quyết
Bạn sẽ tìm ra vấn đề nào trong số đó có thể giải quyết bằng ứng dụng web.
 
Tôi đã làm theo tiến trình này với một sản phẩm cung cấp cho các tác giả tự xuất bản (Xem lại Kỳ 2). Tôi vẫn chưa nắm rõ vấn đề lớn nhất của họ là gì, cũng không biết nó cấp thiết ra sao. Thông qua trao đổi cùng rất nhiều tác giả, tôi tìm ra vấn đề cấp thiết nhất của họ là một cái tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Điều đó cho tôi cơ hội tạo ra một sản phẩm có giá trị cao trên thị trường. Nếu tôi không “ra khỏi sương mù” (trong trường hợp này là chỉ việc email cho rất nhiều tác giả), tôi có thể đã vội vã tạo ra một ứng dụng ít giá trị hơn. Thời gian bạn dùng để tiếp xúc, trao đổi, nói chuyện vợi thị trường có thể chỉ là một vài giờ, nhưng đó chắc chắn là một vài giờ quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình tạo một ứng dụng của bạn.
 
2. Một vấn đề có thể giải quyết bằng ứng dụng web
Nếu bạn đã biết vấn đề cấp thiết nhất của thị trường cũng như có thể giải quyết bằng một ứng dụng web, đây sẽ là một ý tưởng đáng để xem xét.
Mặc dù một vấn đề có thể giải quyết bằng ứng dụng web, nhưng liệu bạn có đủ nguồn lực để xây dựng một ứng dụng đủ sức giải quyết nó không? Ứng dụng web rất phức tạp. Chúng yêu cầu một giải pháp phát triển nền tảng sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Ruby on Rails hoặc PHP. Chúng cũng yêu cầu các giải pháp phát triển giao diện (HTML và CSS) để tạo ra giao diện cho người sử dụng, và thiết kế UI để ứng dụng trông đẹp và dễ sử dụng. Kế tiếp, ứng dụng phải đến được với thị trường thông qua marketing. Hiếm có ai có đủ mọi kỹ năng này. Nếu bạn đảm bảo được thì việc tạo ứng dụng web là công việc sinh ra để dành cho bạn. Nếu không, bạn nên thuê cấp dưới đảm nhận từng vấn đề.
Lý tưởng nhất là bạn phải có đủ hiểu biết về công nghệ để thuê một cấp dưới tốt và nắm rõ những việc người đó làm. Nếu bạn không có chúy kỹ năng nào về phát triển hay thiết kế web, thì sẽ rất khó lập một nhóm phát triển web cũng như hiểu kỹ năng và công việc họ làm. Trong trường hợp này, có lẽ bạn nên xem xét những mô hình kinh doanh siêu nhỏ khác, trừ khi bạn thực sự tự tin với ý tưởng của mình.
 
3. Cách tiếp cận thị trường
Nếu ứng dụng web của bạn có thể giải quyết được vấn đề cho các giáo viên trung học, vậy quá tốt.Nhưng làm cách nào bạn tiếp cận được thị trường, và làm cách nào bạn thuyết phục được họ rằng bạn có thể giúp họ, và thứ bạn có đáng để họ chi tiền? Phần này cũng thách thức không kém gì việc tạo một ứng dụng web.
Năng lực tiếp cận thị trường là một yếu tố tác động đến quyết định có tạo ứng dụng web cho thị trường đó hay không. Bạn có biết cách để dễ dàng đưa ứng dụng của bạn đến trước mặt họ không? Một thị trường có cộng đồng online phát triển mạnh mẽ (như blogs, diễn đàn, nhóm trên các Mạng xã hội…) là tốt nhất. Nếu bạn phải rất khó khăn trong việc tìm một nơi tụ tập của khách hàng mục tiêu, vậy đây sẽ là thách thức khi bạn muốn giới thiệu ứng dụng của mình tới họ.
 
Bạn quyết định?
Nếu ứng dụng web của bạn được duy trì tốt và không có lỗi thì khoản tiền hàng tháng từ người sử dụng có thể là một nguồn thu khả dĩ. Bên cạnh việc cung cấp các giải pháp hỗ trợ khách lẻ, duy trì ứng dụng web và thường xuyên cập nhật tính năng mới theo yêu cầu của người dùng có thể giúp bạn có hàng ngàn khách hàng thường xuyên và trung thành chỉ với vài giờ trong tuần.
Một ứng dụng web cũng rất dễ bán. Miễn là bạn dạy người ta cách suy trì nó, và sẵn sàng chuyển giao nó sang servers của người khác, thì nó là một dạng kinh doanh rất dễ bán sang tay. Ngay lúc này bạn có thể tìm thấy rất nhiều giao dịch mua bán ứng dụng web ngay trên Flippa.
Nhược điểm là ứng dụng web rất phức tạp và yêu cầu đến một vài loại kỹ năng khác nhau để xây dựng và duy trì nó. Kể cả khi tạo ra ứng dụng rồi, bạn có khả năng sửa server nếu nó bị sập không? Có khả năng sửa lỗi phát sinh không? Có khả năng cập nhật một tính năng mới mà khách hàng cần không? Nếu không, bạn có thể cần thuê người giải quyết. Nhưng vấn đề là bạn phải thuê người như thế nào khi các lỗi này chỉ xuất hiện trong 10% thời gian hoạt động. Nhưng khi chúng xuất hiện thì lại là chuyện cực kỳ khẩn cấp.
Chẳng có chuyện gì khẩn cấp hơn việc ứng dụng bị tắt di lỗi server, trong khi khách hàng đã trả tiền rồi, và họ đang phát điên lên. Bạn có thể gọi ai vào nửa đêm để sửa lỗi nếu cần? Việc duy trì một ứng dụng web có thể rảnh đến 95% thời gian, và 5% còn lại yêu cầu các can thiệp chuyên môn trong trường hợp khẩn cấp. Hoặc là bạn phải tự làm lấy, hoặc duy trì một nhóm mà bạn có thể tin tường để giải quyết mọi vấn đề khi chúng phát sinh.