Press "Enter" to skip to content

Marketing Freelancer học làm Content thông qua Cách Làm Marketing Kinh Điển Của Coca Cola

 

Sau 125 năm hoạt động, công thức pha chế Coca-Cola vẫn không hề thay đổi kể từ khi lần đầu tiên được nhà hóa học Jonh Emberton phát minh ra tạiAtlanta, Georgia vào ngày 8/5/1886. Giữa thế chiến thứ nhất, công ty đã thống nhất chọn một thiết kế vỏ lon Coca-Cola sau khi tổ chức một cuộc thi quần chúng, như một kiểu tiếp thị xã hội.

Coca-Cola đã có lịch sử hơn 100 năm, và câu chuyện thành công của nó đã góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa cũng như trở thành đối tượng của các nhà phê bình quan tâm đến sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia hiện đại. Từ khởi đầu khiêm tốn phát triển thành người khổng lồ như ngày hôm nay, bất cứ ai muốn biết các ông lớn toàn cầu hoạt động thế nào thì cũng cần phải hiểu về Coke trước- một công ty hiếm khi cởi mở và giải thích những nguyên nhân thành bại của nó. Tuần trước là một cơ hội hiếm hoi để công ty làm những điều này, khi họ mời giới truyền thông trên toàn thế giới quây tụ tại trụ sở công ty ở Atlanta.

Vì sao sản phẩm của Coca Cola đến được mọi ngóc ngách của thị trường? Nhân viên của Coca cola, nhân viên của một tập đoàn hàng đầu thế giới đã đi đến từng đại lý, dùng mọi phương tiện để chuyên chở và vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng. Không những vậy, Coca Cola còn cho các đại lý vay tiền để mua thêm phương tiện và cùng đại lý xây dựng cách bán hàng hiệu quả.

Ngoài ra, một bài học mà các thương hiệu lớn trong và ngoài nước cần học hỏi ở Coca Cola đó là việc hãng nước giải khát nổi tiếng này thực hiện chiến lược marketing rất tuyệt vời. Bí quyết của Coca Cola là gì, đó là đưa đến cho mọi người điều họ muốn, đó là sự khát khao. Coca Cola đưa yếu tố khát khao vào trong từng sản phẩm thông qua nhiều thông điệp khác nhau. Yếu tố đáng học hỏi nhất là tập đoàn đa quốc gia duy nhất địa phương hoá sự khát khao theo từng thị trường.

 


Chìa khóa giúp Coca-Cola thu hút được khách hàng nam giới chính là tiếp thị. Năm 2012, công ty này chi 2,9 tỷ USD cho tiếp thị và đó được cho là vô cùng quan trọng với sự thành bại của hơn 500 nhãn hiệu của công ty. Chủ tịch kiêm CEO Muhtar Kent của Coca Cola giải thích: ‘Coca-Cola không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống. Nó là một ý tưởng, một tầm nhìn và một cảm xúc’. Dù bạn có nghĩ gì về ngôn ngữ của các nhà tiếp thị thì sự bùng nổ truyền thông xã hội đã khiến việc giữ cho thương hiệu luôn phù hợp trở thành một thách thức ngày càng to lớn.

Trang facebook của Coca-Cola đã có 26 triệu ‘bạn bè’, nhưng đối với Wendy Clark- người chịu trách nhiệm về truyền thông của công ty, thì đây không phải là con số cần phải tập trung vào. Ông nói: ‘Nhờ công nghệ mà đang diễn ra cuộc trưng cầu ý kiến người tiêu dùng. Các công ty không còn kiếm soát thông điệp của họ nữa’. Điều này thể hiện một sự thay đổi lớn trong quan điểm của một công ty đã quen với việc hoàn toàn kiểm soát thương hiệu.

Chủ tịch Kent cho biết, ông sẽ không đưa ra bất kỳ dự đoán nào, do vậy cũng từ chối dự đoán tốc độ thị trường Trung Quốc leo lên bảng xếp hạng của công ty. Trung Quốc hiện đang đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng, nhưng đầu năm nay, Minute Maid Pulpy- một loại nước ép trái cây, đã trở thành thức uống đầu tiên do Coca-Cola phát triển riêng cho thị trường Trung Quốc đạt doanh thu 1 tỷ USD.