-
Xác định những ý chính trong bài trình bày : Khi bạn chuẩn bị bài nói, hãy nghĩ đến tất cả những chủ đề quan trọng liên quan đến bài thuyết trình của mình. Tóm tắt tất cả những thông tin thích hợp vào những ý chính mà bạn có thể nói một cách rõ ràng và chính xác.
-
Đứng một cách vững vàng : Nếu bạn đi đi lại lại hoặc bước đi vòng vòng khi bạn trình bày, mọi người sẽ dễ bị phân tâm. Điều đó không có nghĩa là bạn không được di chuyển khi bạn thuyết trình, nhưng làm theo cách mà mọi người có thể theo dõi bạn một cách dễ dàng, theo sát luồng suy nghĩ của bạn. Bước về phía trước để thu hút một cá nhân là cách tốt để đưa khán giả đến gần bạn hơn.
-
Dẹp những hình ảnh khi bạn không cần sử dụng nó. Hình ảnh minh họa, như là đồ thị, hình ảnh, v.v.. là cách tốt để minh họa một ý tưởng trừu tượng cho khán giả. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng làm phân tâm nếu bạn không sử dụng chúng. Để tránh làm khán giả của bạn bị rớt lại phía sau, hãy để những hình ảnh ra xa để khán giả biết bạn hoàn tất nó khi còn đủ thời gian.
-
Luôn kết thúc với một câu kết luận hoặc tổng kết. Để đảm bảo rằng người nghe hiểu nội dung chính của bài nói của bạn, hãy tóm tắt kết luận của bạn bằng một câu. Người ta có xu hướng nhớ những gì bắt đầu và kết thúc của một luồng thông tin, nhưng phần giữa thường sẽ bị quên hặc lu mờ. Do đó đúc kết ý chính của bạn bằng một câu chính xác sẽ làm người nghe không bị mơ hồ.
-
Thực hành sẽ cho kết quả tốt nhất. Trong khi bạn không thể đảm bảo thành công tuyệt đối, bằng cách làm đi làm lại nhiều lần bạn sẽ có thể học được nhiều điều làm cho bài thuyết trình thú vị hơn nhưng vẫn ngắn gọn.
Ngoài ra, freelancerviet.vn đã tìm giúp cho bạn 4 bước để hỗ trợ bạn trình bày hiệu quả hơn
Sau đây là bốn bước để hoàn thiện bài diễn thuyết của bạn:
-
Lên kế hoạch – Cần hiểu rõ khán giả của bạn vì việc này liên quan tới chủ đề và xác định mục đích của bài trình bày vì điều này gắn liền với kết quả bạn tìm kiếm. Chuẩn bị nội dung trình bày xoay quanh mục đích và mối quan tâm cũng như mức độ hiểu biết của khán giả. Sử dụng các từ và cụm từ thông dụng với khán giả và tập trung vào mục đích của bạn.
-
Chuẩn bị – Xây dựng tư duy tích cực bằng cách đem đến giá trị cho thông điệp và chuẩn bị cấu trúc và khoảng thời gian thuyết trình. Dàn bài gồm 3 phần:
-
Lời mở đầu thu hút chú ý – Dùng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để gợi lên mối quan tâm của khán giả. Phần đầu chỉ chiếm 5- 10 phần trăm bài nói.
-
Ý then chốt – Bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê, dẫn chứng, minh hoa hay các so sánh. Đảm bảo rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất. Phần này chiếm 80-85 phần trăm của bài.
-
Lời kết ấn tượng – Bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt hay nhắc lại thông điệp hoặc thách đố khán giả. Phần kết mà có thể liên hệ lại phần mở đầu cũng rất hiệu quả. Dù bạn chọn kiểu nào, hãy chắc rằng bạn đang nói cho khán giả biết điều bạn muốn họ làm. Phần này chỉ chiếm 5 hoặc 10 phần trăm bài nói.
-
-
Thực hành – Xem lại nội dung, tập dượt và lắng nghe phản hồi cho bài diễn thuyết, xây dựng lòng nhiệt tình và sự tự tin để trình bày. Tập dượt để đảm bảo rằng không vượt quá thời gian cho phép; nếu cần thì hãy dành thêm thời gian cho việc đặt câu hỏi. Thâu băng video cho phần diễn thử và lưu ý các biểu hiện gây xao lãng hay hồi hộp. Nhớ rằng liều thuốc chữa trị sự hồi hộp là sự tự tin và sự tự tin đi cùng với thực hành.
-
Diễn thuyết – Tạo nên ấn tượng tích cực ban đầu. Nếu có thể, hình thành giao tiếp bằng mắt với khán giả của bạn. Hãy là chính mình và thả lỏng. Làm chủ bài trình bày bằng cách xây dựng mối quan hệ với khán giả để thu hút chú ý và hình thành giá trị của thông điệp. Khi nói, hãy thật tự nhiên với giọng mạnh mẽ, mạch lạc. Chậm rãi nhấn mạnh các điểm quan trọng và dừng ở trước và sau các điểm chính đó để tách chúng ra.
(freelancerviet sưu tầm – theo Đắc Nhân Tâm)