Press "Enter" to skip to content

Thành công nảy mầm từ những thói quen tốt

CEO và là người sáng lập của Lift, một ứng dụng giúp người dùng thiết lập mục tiêu và kiểm soát công việc hàng ngày, Tony Stubblebine chia sẻ về cách hình thành những thói quen tạo nên sự thành công:


Bắt đầu với những mục tiêu nhỏ

Thành công chính là động lực lớn nhất cho chúng ta thay đổi thói quen hàng ngày. Bởi vì một người nếu như kiên trì, thì họ cuối cùng sẽ đạt được một điều gì đó to lớn. Nhưng thành công không đồng nghĩa với một mục tiêu lớn. Ví dụ sau đây sẽ cho các bạn một cái nhìn rõ hơn về điều này.

Có một nghiên cứu đã được thực hiện tại Mỹ về hai nhóm người, một thất bại trong việc giải quyết vấn đề và một thành công trong việc này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người thành công luôn nói “Tôi thường bắt đầu bằng 2 hay 3 phút một ngày và đầu tôi thì có cả một mớ hỗn độn, nhưng như thế vẫn không sao”. Còn những người thất bại thì thường nói “Tôi đã ngồi tới 30 phút mà đầu óc vẫn không thông thoáng được , thề nên tôi nghĩ chắc tôi không giải quyết được đâu”.

Chính vì thế, một mục tiêu quá lớn sẽ dễ làm chúng ta nản lòng khi luôn gặp thất bại vào lúc đầu.

Kiên định là nhất

Có một thuật ngữ được phát triển bởi nhà nghiên cứu BJ Fogg của Stanford có tên là “Tiny Habits”, tạm dịch “Những thói quen nhỏ nhặt”. Ý tưởng này bắt đầu với những việc nhỏ, rất nhỏ và nuôi dưỡng nó thành những thói quen lớn. Ví dụ như nên viết thói quen của bạn theo cách “Đi tới phòng thể hình”, đừng nên viết “Tập thể hình ở phòng thể hình trong vòng 1 giờ” vì cách viết này đặt ra giới hạn cho bản thân bạn. Sự kiên định sẽ giúp bạn đi đúng mục tiêu và không bao giờ bị xao nhãng bởi thứ khác.

Cấu trúc làm nên tất cả. Để thành công, bạn nên cấu trúc lại những mục tiêu của bạn.

Sắp xếp và tạo một hệ thống nhắc nhở tự động

Bạn đang có rất nhiều động cơ, bạn có khả năng làm được, nhưng tất cả sẽ vô nghĩa nếu bạn quên mất mình đang làm gì. Chính vì thế, một đường hướng hành động và mục tiêu rõ ràng là rất quan trọng.

Đảm bảo bạn có đủ công cụ để làm

Hãy làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn bằng cách có trong tay những dụng cụ cần thiết và sử dụng nó hiệu quả. Ví dụ như bạn đang tìm kiếm địa điểm cho công ty của mình, đồng thời có một mục tiêu “Tới phòng gym 3 lần 1 tuần”. Vậy thì hãy chọn một khu vực mà gần đó có phòng tập chẳng hạn.Đừng làm rắc rối mọi việc lên, hãy sắp xếp nó gọn gàng và dễ sử dụng.

Đặt ưu tiên hàng đầu trong ngày lên và nhắc lại vào mỗi buổi sáng

Để tránh bạn bị lạc trong mớ hỗn độn những việc cần làm trong ngày, hãy ghi xuống những ưu tiên hàng đầu phải làm vào đầu ngày. Rồi bạn sẽ biết được tầm quan trọng của việc hoàn thành những ưu tiên đó. Người ta gọi đây là năng suất của một ngày.

Luyện tập một thói quen thay thế

Trong trường hợp bạn có một thói quen xấu, cách giải quyết không phải là cố gắng thay đổi nó bằng mọi cách, điều này sẽ phí mất một đống sức lực, mà phải tạo ra một thói quen thay thế cho nó.

Mọi người thường đặt tất cả các nỗ lực vào việc tối ưu hóa và nghiên cứu, nhưng nói một cách trung thực thì tất cả mọi thứ đều chứng minh rằng điều quan trọng nhất của tỷ lệ thành công chính là cơ cấu mục tiêu của bạn cho phù hợp.” (Drake Baer)

Theo Twenty.vn