Ngày nay, thị trường việc làm freelance rất phất triển và luôn có nhu cầu cao. Trong bối cảnh các nhà tuyển dụng hối hả tìm cộng tác viên cho dự án thì rất nhiều freelancer lại không tìm được việc. Theo thống kê của freelancerViet.vn có đến 90% freelancer chưa tìm được công việc freelance nào. Vậy đâu là lí do gây nên sự mâu thuẫn đó, hãy cùng freelancerViet tìm hiểu nguyên nhân:
1. Chưa đủ kiến thức và kĩ năng
Nhiều người nghĩ freelance chỉ là một công việc phụ, lúc rãnh thì làm để kiếm thêm thu nhập nên không cần phải có kinh nghiệm nhiều hay yêu cầu cao về kiến thức và kĩ năng. Đây chính là một sai lầm rất lớn của các freelancer khi tìm việc. Theo freelancerViet, hơn 90% các nhà tuyển dụng khi tìm freelancer sẽ quan tâm đến kiến thức và kĩ năng của freelancer trước, sau đó là kinh nghiệm. Do vậy nếu bạn không đầu tư bổ sung kiến thức và kỹ năng thì khó có thể cạnh tranh với các freelancer kì cựu.
2. Chưa đánh giá đúng công việc
Đây là một lỗi mà các freelancer rất hay gặp phải. Khối lượng công việc nhiều hơn sức tưởng tượng, khiến freelancers bị shock. Đơn cử như trường hợp bạn Hồ X.Ng (cựu sinh viên khoa Công nghệ thông tin trường ĐH Bách khoa TP.HCM) – một lập trình viên tự do – từng nhận dự án nâng cấp một phần mềm quản lý nhà thuốc cho một công ty của Mỹ. Với số tiền thù lao 3.000 USD cho dự án mà X.Ng ước tính một mình cậu làm trong vòng 1 tháng là xong, mức giá đó theo cậu là khá cao. Không ngờ, chỉ vì không ước lượng đúng khối lượng công việc, cậu phải cầu viện đến một đồng nghiệp nữa, và cả hai phải làm mất… 2 tháng rưỡi mới xong. "Vụ đó, tụi mình lỗ nặng. Nhưng nguyên nhân là do mình, nên phải cắn răng mà chịu thôi", X.Ng bộc bạch.
Do vậy, trước khi nhận một dự án freelance nào các bạn hãy nhớ cân nhắc cẩn thận về khối lượng công việc để không phải làm quá sức mình.
3. Không có một lịch trình hoạt động và kế hoạch làm việc cụ thể.
Freelance là một công việc tự do, người làm có thể làm bất cứ nơi đâu, ở thời gian nào, miễn sao đến hạn hoàn thành công việc là được. Chính do sự thoải mái, không ràng buộc này nên gây ra cho freelancer không ít khó khăn, lúc thì không có việc gì làm, làm thì công việc dồn dập, dẫn đến trễ deadline, gây ấn tượng xấu đối với nhà tuyển dụng. Nếu bạn không có kỹ năng lên kế hoạch và hoạt động hiệu quả thì rất dễ dẫn đến tình trạng “đầu chuột, đuôi voi”, công việc về sau rất nhiều, không thể làm hết được. Ngay từ hôm nay hãy luyện tập cho mình một phong cách làm việc khoa học và hợp lý nhé các bạn, mà bước đầu tiên phải trao dồi kĩ năng lập kế hoạch và quản lí thời gian cho thật tốt.
4. Chưa chú trọng đến việc mở rộng mối quan hệ.
Các nhà tuyển dụng có xu hướng tuyển dụng lại những freelancer đã hoàn thành công việc cũ tốt. Do vậy dù làm công việc gì thì bạn hãy cố gắng hết sức hoàn thành công việc bằng tất cả khả năng của mình. Bạn cần duy trì mối quan hệ với khách hàng để có thể tận dụng sự thân thiết và uy tín với họ phát triển tìm kiếm thêm nhiều công việc mới.
Ngoài ra, việc tiếp cận khách hàng mới tại các buổi hội thảo cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, để những người bạn mới trở thành khách hàng thì cần 1 khoảng thời gian chăm sóc. Vậy phải xem cách kết bạn và vun xới cho 1 mối quan hệ mới của bạn tốt thế nào!
5. Không tìm bạn đồng hành
Ngày nay, nhu cầu sử dụng freelancer ngày càng cao. Các cộng ty lớn cũng sử dụng biện pháp này để khai thác hiệu quả tình trạng công việc theo mùa. Theo đó, ngày càng có nhiều ông lớn tham gia vào miếng bánh freelancer này. Do vậy khối lượng và yêu cầu của công việc ngày càng cao hơn, tuy nhiên thời gian ngắn hơn. Freelancer nếu chi đơn độc nhận công việc thì rất khó để hoàn thành theo đúng tiến độ được giao. Tìm được một người đồng nghiệp, một partner làm việc hiệu quả với mình là một yếu tố vô cùng quan trọng dễ đến sự thành công của dự án. Đó không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà phải qua một chặng đường làm việc lâu dài, nhiều khi còn do may mắn. Từ bây giờ hãy chú ý nhiều hơn đến mọi người xung quanh, biết đâu đó sẽ có người phù hợp đi tiếp cùng bạn.