Khi là một freelancer, đôi khi chúng ta cảm thấy muốn “bùng cháy” với những câu nói từ khách hàng. Hãy xem thử bạn đã trải qua những trường hợp này chưa nhé!
1. Tôi sẽ trả tiền cho bạn sau
Nếu bạn chưa bao giờ nghe câu trả lời này từ một khách hàng thì bạn thực sự may mắn đấy, vì trong một số trường hợp, bạn sẽ không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ khách hàng sau khi “Tôi sẽ trả cho bạn sau”. May mắn thay, trường hợp này sẽ không xảy ra với các thành viên của FreelancerViet do chính sách của FreelancerViet sẽ đảm bảo quyền lợi cho nhà tuyển dụng cũng như các freelancer.
2. Tôi sẽ trả tiền cho bạn ngay khi tôi có được tiền
Câu trả lời này thường xuất phát từ những kẻ mơ mộng vĩ đại cho rằng họ có thể khởi nghiệp với một ý tưởng tầm cỡ thế giới, và khi kết thúc sẽ thu lợi nhuận với một tỷ đô la hoặc hơn. Họ chia sẻ với bạn về tầm nhìn, và họ hứa hẹn sẽ thanh toán một lần hoặc theo tỷ lệ phần trăm. Nhưng tiền chỉ được thanh toán khi họ kiếm được tiền từ việc khởi nghiệp mà thôi.
Không bao giờ chấp nhận những thỏa thuận như vậy, bởi vì cơ bản nó cũng như một vụ lừa đảo. Đã có rất nhiều freelancer chấp nhận thỏa thuận, nhưng cho đến nay đã không nghe bất kỳ câu chuyện thành công từ những người khởi nghiệp như vậy. Hãy tập trung vào việc hoàn thiện công việc của mình và kiếm được lợi nhuận từ đó.
3. Bạn đang được trả lương cao hơn nhân viên của tôi
Nhiều khi các freelancer cũng muốn hét trở lại, "Vậy hãy sai nhân viên của anh làm việc này đi!", nhưng không nên nếu muốn giữ danh tiếng của mình. Thay vào đó hãy làm việc tốt hơn rất nhiều và điều đó sẽ nhắc nhở các khách hàng tại sao lương của một freelancer thường cao hơn so với tiền lương nhân viên trong công ty.
Bạn thấy đấy, freelancer thường chỉ làm việc cho các dịch vụ hoặc sản phẩm. Họ không được hưởng lợi ích từ các chính sách của công ty, không có ngày nghỉ. Họ thậm chí không có sự bảo vệ bảo hiểm cơ bản. Thực hiện tốt công việc, thời hạn và sự hài lòng của khách hàng là tất cả đối với họ. Đổi lại, họ cung cấp cho bạn thành quả chất lượng cao, chuyên nghiệp mà không yêu cầu bạn phải chỉ vẽ hàng giờ. Như vậy, freelancer sẽ cung cấp cho bạn những gì bạn muốn nếu bạn trả tiền xứng đáng.
Một điều rất tốt là hãy kiểm tra giá thị trường đối với các dịch vụ mà bạn đang tìm kiếm. Một khi bạn cảm thấy tốt với tỷ lệ đó, hãy chấp nhận yêu cầu. Nếu không, tiếp tục tìm kiếm.
4. Những người khác chấp nhận giá rẻ hơn bạn
Đây là một lý do khác mà các freelancer Việt và khách hàng thảo luận về mức giá khi bắt đầu dự án hơn là trong giai đoạn nửa chừng hoặc gần kết thúc dự án. Không nên đưa ra các công việc trên freelance job sites hay design contest site để chứng minh rằng những người khác sẵn sàng chấp giá rẻ hơn. Một số khách hàng có thể dùng các chiến lược để giảm giá, như là "Hay là chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số dịch vụ miễn phí (xem bên dưới)". Đừng để bị đánh ngã, bạn có thể tự tin với kỹ năng và mức giá đề xuất của bạn.
Đối với các khách hàng, nếu muốn có một freelancer giá rẻ, bạn phải thương lượng với họ để tuy họ chấp nhận giá rẻ nhưng vẫn làm việc một cách “đạo đức” cho mình. Có nhiều cách khác nhau mà freelancer có thể lấy lại những gì họ nghĩ rằng bạn nợ họ. Đừng ngạc nhiên khi nhìn thấy thiết kế của bạn lộp độp nơi khác trước, thường là "ở đâu đó" sẵn sàng trả cho freelancer những gì bạn không trả. Một khoản thanh toán trước cho freelancer cũng là để đảm bảo rằng họ giữ kết quả của bạn dành riêng cho bạn…
5. Bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệm!
"Và đổi lại, bạn hãy làm việc miễn phí cho công ty chúng tôi." Những loại thỏa thuận này là gì? Khách hàng có nói như vậy với các nhân viên của họ không? Không. Cũng như vậy, đối với các freelancer, kinh nghiệm tuy cũng quan trọng nhưng cũng phải quan tâm đến thu nhập của mình.
Trong mọi trường hợp, khách hàng tương lai của bạn sẽ không chú ý nhiều đến kinh nghiệm, điều mà họ quan tâm nhất đó là portfolio của bạn. Cuối cùng, kinh nghiệm không phải là vô ích, nhưng nó ít hữu ích. Trừ khi bạn đang làm công việc từ thiện cho một tổ chức phi lợi nhuận để có thêm kinh nghiệm, việc để tăng kinh nghiệm thay vì thu nhập thật không xứng đáng.
6. Chúng tôi không nhận được hóa đơn của bạn
“Có lỗi xảy ra với Gmail, chúng tôi không nhận được hóa đơn của bạn, vì vậy chúng tôi sẽ thực hiện trả tiền trong tháng tới”. Đây là loại trả lời bình thường đi kèm với 2 yếu tố: nguyên nhân của sự chậm trễ và lý do của sự trì hoãn. Về cơ bản bạn không thể tranh luận với họ, vì họ sẽ đổ tất cả trách nhiệm cho các dịch vụ email, thậm chí khi bạn không nhận được bất kỳ thông báo lỗi gì cả. Do đó, hãy tìm cho mình một tổ chức bảo đảm những chuyện như thế này sẽ không xảy ra.
7. Tôi nghĩ rằng nên dùng màu đỏ hơn là màu xanh
Câu này cũng đồng nghĩa với “Tôi muốn nó tròn nhưng nó giống hình vuông quá”. Nỗi sợ hãi của nhà thiết kế chính là khách hàng không biết chính xác những gì họ muốn. Hoặc trong lúc thiết kế, khách hàng thay đổi ý kiến về những gì họ muốn. Lúc này, bạn sẽ phải tìm ra ý muốn của khách hàng bằng cách đặt câu hỏi hoặc cung cấp một số mẫu khác nhau để họ quyết định. Nếu được, hãy để khách hàng trả lời sau một hai ngày để họ có thể suy nghĩ kỹ càng.
8. Tôi nghĩ nó nên hào nhoáng hơn chứ!
“Bạn không hiểu ý tôi à? Hãy thiết kế website này hào nhoáng hơn và Apple hơn”
Khi bạn nhận được câu hỏi này, đừng cố gắng để 'hiểu' nó, vì rất có thể bạn sẽ không bao giờ "có được nó". Hỏi trực tiếp khách hàng của bạn để hiểu ý của anh ta là gì nhưng không bằng ngôn từ. Yêu cầu anh ta cho bạn thấy ví dụ về hình ảnh trên Web mà anh ta là cho rằng nó hào nhoáng hay “Apple”. Nếu anh ta phải dùng đến cảm xúc để mô tả các thiết kế đó chính là bế tắc. Điều tệ nhất là hãy nói với anh ấy bạn không làm thiết kế dựa trên cảm xúc của một người.
9. Hãy bắt đầu lại từ đầu
Tất nhiên việc này sẽ không có chi phí phụ thêm. Điều này xảy ra khi bạn không thiết lập một tỷ lệ sửa đổi rõ ràng cho khách hàng ngay từ đầu, nhưng có khi khách hàng nói rằng “Đây không phải thiết kế tôi muốn, tại sao tôi phải trả tiền cho nó chứ?”
Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên nhấn mạnh đến việc tính phí cho việc thiết kế lại, bởi vì khi bắt đầu lại, có nghĩa là bạn sẽ làm một thiết kế hoàn toàn mới. Đừng để khách hàng đánh lừa bạn, bởi trong công ty, người ta cũng phải trả tiền cho những giờ làm việc nhưng không hoàn thành sản phẩm.
10. Hãy làm bất cứ điều gì bạn muốn
Thông thường câu này lại đi kèm với một câu khác, “Tôi tin tưởng bạn!”. Nhưng không nên tin nó bởi theo nghĩa đen đó là “Tôi thực sự không biết những gì mình muốn, vậy tôi sẽ để cho bạn tìm ra ý của tôi nhé.” Thật ra kết quả của trường hợp này thông thường sẽ là “Chà, đây không phải những gì tôi muốn. Hãy thêm này và rằng, loại bỏ những điều này đi… và chúng ta hãy bắt đầu lại một lần nữa.”
Điều quan trọng là hãy xác định nhu cầu của khách hàng ngay từ đầu. Nếu khách hàng chỉ muốn kiểm tra khả năng sáng tạo của bạn, hãy xác nhận lại và làm bất cứ điều gì bạn muốn. Nếu khách hàng đã có một số ý tưởng, hãy cảm nhận nó thông qua những câu trả lời của anh ta. Để khách hàng của bạn nói về những ý tưởng cốt lõi, phạm vi anh ta muốn để bạn có thể thỏa sức sáng tạo, lúc đó cả hai sẽ đạt hiệu quả cao nhất.