5 kỹ năng sinh tồn khi làm freelancer cho du học sinh
Khoảng thời gian thực hiện dự án sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm ở các bạn Du học sinh làm freelancer. Trong giai đoạn này, chắc hẳn các bạn đều muốn thể hiện mình là freelancer chuyên nghiệp qua cách làm việc với khách hàng.
Trong danh sách 5 kỹ năng sinh tồn dành cho Du học sinh khi làm freelancer (phần 1), chắc hẳn các bạn đã hiểu và nắm vững những để áp dụng vào quá trình tìm việc freelance. Phần 2 sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cách làm việc với khách hàng, không còn phân vân khi ra quyết định.
1. Lưu lại những file đã làm sau mỗi lần chỉnh sửa
Theo như thói quen của đa số những người vừa đi làm, mỗi lần được yêu cầu chỉnh sửa từ cấp trên hoặc khách hàng, họ sẽ chỉnh sửa trực tiếp trên file cũ hoặc để chúng lẫn lộn trong sọt rác máy tính. Nhưng khi họ muốn tìm lại file cũ để đối chiếu với file mới nhất thì không thể tìm ra. Đây là một lỗi nhỏ nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc. Vì sau nhiều lần chỉnh sửa, có thể khách hàng thích chọn bản đầu tiên và khi đó bạn sẽ phải tốn thêm một khoảng thời gian để làm lại. Lưu lại file đã làm còn giúp bạn tự đánh giá kỹ năng chuyên môn của chính mình sau một quá trình làm việc.
Du học sinh nên lưu lại những sản phẩm của dự án mình đã làm
Nguồn ảnh: Internet
2. Du học sinh làm freelancer nên lên kế hoạch để hoàn thành đúng deadline
Khi du học sinh quyết định trở thành freelancer, thời gian biểu của bạn chắc hẳn sẽ bị thay đổi ít nhiều. Vì bạn phải phân chia thời gian cho việc học tập ở trường và thời gian dành cho freelance. Để nhiệm vụ nào cũng được hoàn tất, Du học sinh sẽ không thể nào thiếu bản kế hoạch chi tiết bao gồm: danh sách những việc cần làm để gửi task đúng hạn cho khách hàng, danh sách bài tập cần hoàn thành trước khi đến trường, danh sách những việc cần làm trong ngày nhằm nhắc nhở bản thân… Làm việc có kế hoạch sẽ giúp bạn dễ kiểm soát tiến độ công việc và cân bằng thời gian của bản thân.
3. Đừng sợ khi nói đến vấn đề tiền
Khi du học sinh làm freelancer, hầu hết ai cũng rụt rè khi nói đến vấn đề tiền với khách hàng vì sợ bị đánh giá không tốt. Vấn đề tiền có thể bao gồm deal giá, tiến độ thanh toán trong quá trình thực hiện dự án, phụ thu chi phí phát sinh… Tiền là vấn đề nhạy cảm đối với nhiều người khi đề cập đến, nhưng nếu mọi chuyện rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp bạn đỡ gặp phiền toái trong quá trình làm việc.
Du học sinh làm freelancer nên tự tin khi thỏa thuận hợp đồng của những dự án
Nguồn ảnh: Internet
4. Đặt cọc trước dự án
Một số du học sinh làm freelancer khi vừa vào nghề khá lo lắng rằng khách hàng sẽ không thanh toán khi kết thúc dự án. Vì thế họ sẽ dùng tính năng đặt cọc trước trên website freelancerviet.vn sau khi thỏa thuận với khách hàng. Đặt cọc trước cũng là một cách hay để biết được khách hàng có trách nhiệm trong việc hợp tác với bạn hay không. Và cũng đừng quên dí khách hàng nếu họ trễ thanh toán, vì đó là quyền lợi của bạn.
5. Tham gia vào các nhóm freelancer
Gặp gỡ và giao lưu với những người làm việc tự do trong cùng lĩnh vực bạn đang làm, sẽ giúp bạn học được các kỹ năng mới. Các group trên Facebook hoặc forum dành cho cộng đồng freelancer là những nơi bạn có thể dễ dàng kết bạn, trao đổi kinh nghiệm, hoặc nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết. Cộng đồng freelancer không những là nơi tập hợp người làm việc tự do đến từ các ngành nghề khác nhau, mà còn có nhiều cao thủ sống ẩn dật. Họ có thể cho bạn lời khuyên những lúc bạn gặp rắc rối, hoặc cung cấp cho bạn một số hướng dẫn chuyên ngành để tự học. Tóm lại, dù bạn là người có chuyên môn giỏi hay không nhưng có mối quan hệ rộng sẽ giúp ích cho công việc của bạn rất nhiều.
Để tham gia vào cộng đồng du học sinh làm freelancer, bạn có thể đăng kí ngay tại đây để có thể trở thành freelancer như mong muốn nhé.