Press "Enter" to skip to content

6 lỗi doanh nghiệp hay mắc phải khi tuyển UX Designer

UX Designer sử dụng số liệu dựa trên dữ liệu định hướng để tạo ra những ứng dụng thân thiện với người dùng, dễ dàng điều hướng và trực quan với khách hàng. Đó là lí do UX design đã trở thành từ khóa nổi bật trong thời gian gần đây; mọi người đều mong muốn trang web hay ứng dụng của mình có thể cung cấp cho người dùng đúng những gì họ cần. Nhưng tìm được một UX designer chuyện nghiệp thích hợp vốn đã khó nay còn khó hơn vì công việc đòi hỏi mỗi cá nhân designer phải có những khả năng nhất định. Bài viết này sẽ nói cụ thể hơn về những kĩ năng cần có và làm cách nào để tránh những sai lầm cơ bản trong việc tuyển UX Designer.

1. KHÔNG BIẾT NGƯỜI – CHỈ BIẾT TA 

Điều quan trọng đầu tiên ta phải biết UX Designer là gì?

Hãy xem như UX designer là những chuyên gia làm hài lòng khách hàng. Công việc của họ là đánh giá, phân tích thị hiếu và những phản hồi của người dùng, khoanh vùng lại những sản phần cần phải cải thiện và thiết kế những giải pháp trực tiếp đến những vấn đề đó và tìm cách để cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Một UX designer giỏi có thể xác định rõ tiến trình làm việc  từ đầu đến cuối và có thể hiểu được tầm quan trọng của mỗi bước trong việc tạo ra một sản phẩm thân thiện với người dùng. 

Web developer hay graphic designer cũng đồng nhất cả những công việc bên trên vào dự án thiết kế của họ nhưng điều đó không có nghĩa là họ cũng là những UX designer. Hãy chắc chắn rằng bạn đang tìm kiếm một người hiểu rõ các mọi người tiếp cận thông tin và biết cách thấu hiểu người dùng.

 

2. LUÔN ĐÒI HỎI SỰ "HOÀN HẢO" TỪ ỨNG VIÊN

UX designer bạn tuyển được không nhất thiết cứ phải phát triển trang web và ứng dụng. Nhiều UX designer có thể phát triển nền tảng thông qua thiết kế đồ họa, hình ảnh minh họa, viết bài đăng, làm video hay là tìm kiếm những biện pháp tối ưu khác. Những kĩ năng này giúp những UX designer gặt hái được những kết quả tốt hơn, nhưng cách duy nhất để làm đợc một ứng dụng thật sự tối ưu cho người dùng là phải đi tìm những người có những kĩ năng về phân tích tâm lí, thiết kế nội dung trang web và cả thiết kế kết hợp.

Nói một cách đơn giản, luôn tốt hơn khi tập trung vào từng kĩ năng chuyên của UX designer để tiếp nhận phản hồi từ những khách hàng thân thiết của bạn. Trong trường hợp người dùng khó tiếp cận với sản phẩm thì có lẽ bạn sẽ phải cần đến những người có khả năng giải thích quy trình để có được những thông tin này từ phía khách hàng. Đây là những số liệu sẽ chỉ ra rằng điều gì thực sự quan trọng đối với khách truy cập và làm thế nào để khiến họ thỏa mãn khi truy cập vào trang web của bạn.

3. ĐÒI HỎI QUÁ NHIỀU

Rất dễ dàng để tham gia vào một dự án thiết kế với nhiều sự trông đợi sản phẩm của chúng ta sẽ trông ra sao, chúng ta cảm thấy nó thế nào và sẽ sử dụng nó ra sao. Mỗi yêu cầu quan trọng trên sẽ làm hạn chế khả năng của những UX designer trong việc tiếp cận lượng khách hàng mới và có sẵn, dù sao, chúng ta nên linh hoạt đối với những yêu cầu này nếu có thể. Nếu bạn sẵn lòng thực hiện càng nhiều bài kiểm tra khách hàng bằng phương pháp A/B testing thì kết quả tổng quan sẽ càng tốt.

Điều đó không có nghĩa là những yếu tố chính cấu thành nên thương hiệu của bạn không bao gồm cả việc thiết kế nội dung và mô hình cho thương hiệu. Nó đơn giản có nghĩa là hãy tin tưởng vào phương thức làm việc và sự thành thạo của những UX designer trong việc xây dựng bố cục, nội dung, chức năng và hình ảnh một cách tối ưu. 

4. QUÁ TIN TƯỞNG VÀO PORTFOLIO CỦA ỨNG VIÊN

Bạn cũng không nên quá tin tưởng vào hồ sơ năng lực để đánh giá khả năng của một UX designer vì trong đó nhiều khi có những sai sót và có thể gây tác động tiêu cực lên những dự án của bạn. Nói cho cùng thì tiêu chuẩn quan trọng nhất khi tuyển dụng UX designer chính là khả năng của họ căn cứ trên những phản hồi từ người dùng, để có thể sản phẩm tạo ra có thiết kế không vừa mắt bạn nhưng vẫn làm hấp dẫn khách hàng thì đó vẫn là một lựa chọn đúng đắn.

Cách duy nhất để biết chắc chắn liệu sản phẩm của UX designer có đủ năng lực, đủ sáng tạo hay không là tìm hiểu quá trình làm việc của designer đó cũng như thành quả mà dự án đó mang lại.

5. BỎ QUA FEEDBACK TỪ NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC

Việc xin ý kiến phản hồi về ứng dụng hay trang web của bạn từ những khách hàng thân thuộc là chuyện quá đỗi bình thường nhưng bạn cũng nên hiểu một điều rằng những ý kiến này chưa hẳn đã đáng tin cậy vì họ vốn đã quá quen thuộc với cách làm của bạn và cách để tiếp cận những sản phẩm mà họ đang tìm kiếm. Nói cách khác, họ đã quá quen với những cảm nhận từ trải nghiệm sản phẩm của bạn và sẽ không thể phản ánh được đúng những trải nghiệm của lượng khác hàng rộng lớn hơn.
Một người ngoài chưa hề tiếp cận với thương hiệu của bạn sẽ có những trải nghiệm hoàn toàn khác với những người đã từng sử dụng sản phẩm của bạn. Đó là lí do tại sao ta cần phải lựa chọn một UX designer có kinh nghiệp trong việc tổng hợp phản hồi từ những nhóm cụ thể, từ những cuộc khảo sát và nhiều cách khác nữa.

 

6. ĐÒI HỎI MỌI THỨ THÀNH CÔNG TRONG THỜI GIAN NGẮN

Mặc dù những UX designer hàng đầu có thể rất thành thạo trong việc xác định điều gì là cần thiết nhất đối với khách hàng thì cũng không thể đòi hỏi có kết quả tốt ngay trong thời gian ngắn được. Nền tảng của UX design là đưa ra các giả thiết hợp lí để mang lại cho người dùng sự ưng ý nhất và biến lượng truy cập vào trang web của bạn trở thành những khách hàng thật sự của bạn. Cách tốt nhất để đạt được những mục tiêu này là cải thiện khả năng truy cập, khả năng đáp ứng nhu cầu và một thiết kế hợp thẩm mĩ.

Nếu mục tiêu cần đạt được trong thời gian ngắn, khi đó có lẽ bạn nên tìm kiếm một UX designer trình độ cao. Nhưng giá thành bỏ ra sẽ tăng cao hơn và sản phẩm cũng cần đợc thử nghiệm nhiều lần trước khi có thể cũng cấp sản phẩm tối ưu cho khách hàng.

Tìm một UX designer không phải là một chuyện dễ. Các doanh nghiệp thường rất mất thời gian trong khẩu tuyển chọn, lọc CV, phỏng vấn,… Một dự án có thể cháy deadline nếu bạn không tìm được nguồn nhân sự phù hợp. Vậy nên tại sao không cùng freelancerViet tuyển dụng freelance ngay hôm nay?

Nhanh chóng, tiện lợi và đặc biệt còn hoàn toàn miễn phí!

Nguồn: Upwork

Việt hóa bới freelancerViet