Bạn tin rằng bạn có đủ khả năng như những freelancer khác, bạn có kĩ năng, thậm chí còn có ưu thế vượt trội hơn bởi những kinh nghiệm đã tích lũy được. Ngoài ra bạn còn sở hữu một profile ấn tượng. Ấy thế mà khách hàng đã không chọn bạn mà chọn freelancer khác.
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến cơ hội dành được các dự án của bạn. Bài viết dưới đây tổng hợp bảy nguyên nhân, cùng với đó là những lời khuyên giúp bạn dành được các dự án về tay mình.
1. Trả lời tin nhắn và yêu cầu chậm trễ
Khi trả lời tin nhắn và yêu cầu của khách hàng chậm trễ lúc đó bạn đã bỏ qua cơ hội mất rồi. Nếu nhận được tin nhắn hay yêu cầu từ khách hàng hãy trả lời ngay lập tức, hoặc gọi trực tiếp cho khách hàng khi đã gửi xong báo giá. Khách hàng sẽ nhận thấy được sự thiện chí và sự quam tâm của bạn đến dự án. Trên freelancerViet, sau khi bạn gửi báo giá bạn sẽ thấy được email và số điện thoại khách hàng, hãy goi ngay để giành lấy cơ hội trước những freelancer khác nhé.
2. Báo giá không thuyết phục
Hãy đọc vài lời khuyên về cách để viết được một báo giá thuyết phục, hoặc sử dụng mẫu báo giá của freelancerViet để giúp bạn dể dàng hơn khi suy nghĩ nên viết như thế nào. Quan trọng hơn, hãy nhớ rằng khách hàng rất quan tâm đến những freelancer được đánh giá cao (4-5 sao), tài khoản đã được freelancerViet xác thực hoặc đang sử dụng gói VIP để báo giá nên hãy gửi link đánh giá cho khách hàng cũ để họ đánh giá tốt về bạn, xác thực tài khoản hoặc mua gói VIP từ freelancerViet ngay bây giờ nhé.
Mua gói VIP dành riêng cho freelancer tại đây
3. Báo giá không phù hợp.
Hạ thấp mức giá không đảm bảo được việc khách hàng sẽ chọn bạn. Nhưng bạn cần biết rõ giá trị công việc của mình, nên đưa ra một mức giá cạnh tranh, phù hợp, hoặc tham khảo từ bạn bè…sẽ không làm mất đi đến cơ hội của bạn.
4. Khả năng giao tiếp của bạn còn hạn chế.
Nếu hầu hết các khách hàng đang liên hệ với bạn đều nói tiếng Anh, thì bạn cần cố gắng đối thoại với họ thật rõ ràng bằng hết khả năng của mình. Bạn có thể tham gia các lớp học online và tải những ứng dụng hướng dẫn về máy để học những điều căn bản của ngôn ngữ đó. Việc đọc nhiều cũng sẽ hỗ trợ bạn đáng kể.
5. CV, Portfolio hoặc Tài khoản cập nhật không đầy đủ
Hãy nhớ rằng bạn không còn là một người làm thuê nữa. Bạn là một freelancer tự điều hành công việc cũng như tự quảng bá profile của mình. Việc cập nhật thiếu thông tin trong tài khoản, CV hoặc Portfolio không có hoặc không đầy đủ, khi đó khách hàng chắc chắn sẽ không lựa chọn bạn mà thay vào đó lựa chọn freelancer khác có đầy đủ thông tin hơn.
Việc xác thực tài khoản, mua gói VIP và được đánh giá tốt từ các khách hàng trước cũng sẽ làm hồ sơ của bạn uy tín hơn
6. Không tương tác, không sử dụng mạng xã hội
Mạng xã hội (facebook, zalo, viber…) sinh ra là để tạo nên những tương tác, kết nối giữa con người. Các khách hàng sử dụng mạng xã hội không chỉ để quảng bá cho việc kinh doanh của họ mà còn để tạo những kết nối mới với những con người có thể giúp đỡ họ và những người họ có thể tin tưởng. Hãy sử dụng các mạng xã hội thường xuyên và hoạt động một cách tích cực khi cơ hội tìm đến.
7. Lười cố gắng
Nếu freelance thực sự là công việc chính tạo nên nguồn thu nhập cho bạn hoặc có thể chỉ là công việc kiếm thêm nhưng bạn cũng cần phải cố gắng, học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm. Bằng việc sử dụng những trang uy tín như freelancerviet.vn, bạn có thể tìm hiểu về các dự án mọi lúc mọi nơi và gửi báo giá sớm nhất cho dự án mà bạn cảm thấy phù hợp.
Đừng chỉ ngồi yên một chỗ và hi vọng thành quả sẽ đến. Hãy thường xuyên tìm kiếm các dự án phù hợp với kĩ năng của bạn, sau đó tạo nên một bản đề xuất hiệu quả cho công việc mà bạn ưng ý. Nếu bạn không thường xuyên dành được các dự án như bạn mong muốn thì cũng đừng nản chí. Sự cạnh tranh đúng là rất khốc liệt, nhưng nếu bạn biết kết hợp tài năng của mình với lòng kiên nhẫn, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công.
Nguồn: freelancer.com/ Việt hóa bởi freelancerViet