Press "Enter" to skip to content

MẸO – 9 CÂU HỎI PHỎNG VẤN FREELANCER CÁC STATUP/ DN NHỎ NÊN BIẾT

Để tìm thấy ai là người không phù hợp với công việc của bạn là một điều rất dễ dàng, nhưng để tìm ra người phù hợp nhất giữa một rừng những người giàu năng lực và kinh nghiệm lại là một điều vô cùng khó khăn và đòi hỏi sự cân nhắc kĩ lưỡng.

Buổi phỏng vấn đóng vai trò là bước quan trọng nhất khi bạn đang cân nhắc giữa các ứng viên. Những thông tin có sẵn trong CV hay Porfolio đã phải thể hiện được những điều cơ bản: giới thiệu ngắn gọn, kinh nghiệm cho thấy mức độ phù hợp với công việc của bạn như thế nào và cách họ sẽ thực hiện công việc. Tuy nhiên, chính buổi phỏng vấn mới khiến sự giới thiệu ban đầu trở nên rõ ràng hơn. Đây là cơ hội để cả bạn và freelancer được nói lên suy nghĩ của mỗi người và xem xét mức độ phù hợp giữa đôi bên, thông qua đó bạn sẽ nhận thấy nhiều thứ từ những gì họ nói và cách họ thể hiện. 

Đi từ vấn đề về dự án cho đến kinh nghiệm và thói quen làm việc của freelancer, sau đây là chín câu hỏi bạn có thể cân nhắc sử dụng trong quá trình phỏng vấn:


Về dự án

1.    Câu hỏi: Bạn có đáp ứng được deadline này không?

Nếu bạn có một thời gian biểu chặt chẽ, bạn cần phải tìm hiểu ngay liệu freelancer có thời gian trái ngược với bạn không. Hầu hết các freelancer đều thực hiện nhiều dự án cùng lúc. Điều này không có nghĩa là họ không phải lựa chọn phù hợp cho công việc của bạn mà họ cần phải cân bằng được giữa dự án của bạn và yêu cầu của các khách hàng khác.
•    Cần tìm kiếm: Kĩ năng quản lí công việc. Freelancer có tự tin sẽ đáp ứng được thời hạn công việc của bạn không? Họ sẽ làm những gì để xoay sở giữa các dự án khác nhau?
•    Câu hỏi tiếp theo: ‘’Deadline này có phù hợp không?’’ Một freelancer giàu kinh nghiệm sẽ biết được liệu bạn đã phân bổ đủ thời gian cho công việc chưa, bạn có bỏ lỡ những bước quan trọng nào không, hay bạn có phương án dự phòng cho những trường hợp các thách thức có thể xảy ra chưa. 

2.    Câu hỏi: Theo quan điểm của bạn. ba kĩ năng nào là cần thiết nhất cho dự án này?

Nếu bạn đã viết một bài giới thiệu về công việc cụ thể và họ trả lời bằng một bản đề xuất tỉ mỉ thì những kĩ năng cốt yếu đã rất có thể được phát hiện rồi.
•    Điều cần tìm kiếm: Sự hiểu biết – freelancer có thực sự hiểu về dự án không? Những kĩ năng quan trọng không nhất thiết phải liên quan đến công nghệ-kĩ thuật và đôi khi freelancer sẽ đề cập đến những kĩ năng không có trong phần giới thiệu. Tuy nhiên, câu trả lời của họ cần thể hiện được sự hiểu biết chắc chắn về dự án của bạn và những vấn đề họ sẽ gặp phải.
•    Câu hỏi tiếp theo: ‘’Trong ba kĩ năng đó, kĩ năng nào là điểm mạnh nhất và yếu nhất của bạn?’’

 

Kinh nghiệm

3.    Câu hỏi: Có thể cho tôi xem CV hoặc Portfolio những công việc bạn đã làm không?

Một freelancer giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp nên sẵn sàng chia sẻ những sản phẩm công việc họ đã hoàn thành hoặc nói cho bạn về dự án họ đang thực hiện. Hãy cân nhắc, đánh giá tốt nhất của bạn về vấn đề này dựa trên cách thức các freelancer giới thiệu về bản thân. Một số công việc không dễ dàng công khai hay chia sẻ, ví dụ như với một người có nhiều năm kinh nghiệm có thể sẽ không có một CV đầy đủ nếu họ đang tiến tới giai đoạn tự làm chủ.
•    Điều cần tìm kiếm: Chất lượng – Sản phẩm của họ có thể hiện được các kĩ năng và sự tỉ mẩn bạn đang tìm kiếm không?
•    Câu hỏi tiếp theo: ‘’Bạn đã thực hiện công việc này như thế nào?’’ Câu hỏi này có thể giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về cách họ đã hợp tác với những người khác, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cách họ đối phó với thách thức hay thậm chí làm tốt hơn yêu cầu.

4.    Câu hỏi: Hãy nói cho tôi nghe về một dự án freelance gần đây khiến bạn tự hào? Điều gì đã giúp bạn thể hiện được những điểm mạnh nhất của mình?

Trong mỗi tình huống khác nhau thì mỗi người có cách phát triển khác nhau. Điều gì trong dự án gần đây đã giúp họ thể hiện được hết mình và bạn có thể làm gì để những điểm mạnh ở họ được phát huy lần nữa?
•    Điều cần tìm kiếm: Phong cách làm việc – freelancer có khả năng làm việc độc lập không? Họ có khả năng sắp xếp các ưu tiên không? Hãy cân nhắc thói quen làm việc của họ liệu có phù hợp với dự án của bạn hay không.
•    Câu hỏi tiếp theo: ‘’Bạn cảm thấy điều gì có thể cải thiện được trong cùng một dự án đó?’’ Quan trọng hơn hết, hãy lắng nghe để tìm ra thói quen làm việc của họ.

5.    Câu hỏi: Các khách hàng trước đã đánh giá bạn như thế nào?

Rất nhiều freelancer có chứng nhận năng lực cũng như phản hồi từ khách hàng và họ có thể chia sẻ với bạn.
•    Điều cần tìm kiếm: Chất lượng – Freelancer đó có mang tới hiệu quả công việc không? Họ có giao tiếp với bạn hiệu quả không? Có vấn đề nào phát sinh không? Các mối quan hệ công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng bạn nên cảm thấy yên tâm rằng các vấn đề đều đã được loại bỏ hoặc được chỉ ra rõ ràng.
•    Câu hỏi tiếp theo: ‘’Đâu là điểm mạnh nhất và yếu nhất của bạn?’’ hay ‘’Điều gì đã thành công và điều gì chưa thành công trong dự án trước?’’ Những câu hỏi phỏng vấn phổ biến này mang tới cho freelancer cơ hội để thể hiện sự hiểu biết cũng như chứng minh họ là lựa chọn thích hợp cho công việc của bạn. Bạn cũng có thể đề nghị một vài sự tham khảo.


Câu hỏi thêm

6.    Câu hỏi: Bạn có thời gian để làm thêm công việc khác không?

Không phải freelancer nào cũng có thể làm việc toàn thời gian. Nếu điều này còn chưa được bàn luận thì khả năng đáp ứng của freelancer là điều rất quan trọng và bạn cần được biết ngay. Nhiều người đã có một sự nghiệp freelancer thành công bên cạnh những công việc khác nên bạn hãy yên tâm là những kì vọng của bạn sẽ được đáp ứng.
•    Điều cần tìm kiếm: Sự quản lí thời gian. Hãy đảm bảo là họ có thể đáp ứng được thời hạn của bạn.
•    Câu hỏi: ‘Thời gian rảnh của bạn là khi nào?’’ Làm việc với những người không cùng một nơi hoặc qua online với mình thường đem lại nhiều tiện ích và cũng có bất lợi. Và câu hỏi này sẽ giúp bạn biết được những khoảng thời gian phù hợp để cả hai có thể kết nối với nhau. 

7.    Câu hỏi: Nếu tôi giao công việc này cho bạn, bạn sẽ làm gì trong ngày đầu tiên?

Câu hỏi này mang tính chất thăm dò cách tiếp cận và ưu tiên công việc của họ nhiều hơn là về các hoạt động cụ thể.
•    Điều cần tìm kiếm: Sự tổ chức và tính kiên định. Câu trả lời của họ nên phản ánh những gì bạn đã đề cập trước đó gồm kĩ năng quản lí dự án, sự hiểu biết về dự án và khả năng đặt công việc lên hàng ưu tiên.
•    Câu hỏi tiếp theo: ‘’Dựa trên sự hiểu biết của bạn về dự án, có vấn đề nào chúng ta có thể gặp phải không và bạn sẽ giải quyết chúng như thế nào?’’

8.    Câu hỏi: Bạn cảm thấy điều gì là chìa khóa dẫn đến thành công dù không làm việc trực tiếp với khách hàng?
Khi không làm việc trực tiếp với đối phương, mỗi người đều có một cách riêng để hoàn thành công việc. Các mối ưu tiên của hai bên có thống nhất với nhau không?
•    Điều cần tìm kiếm: Phong cách giao tiếp. Câu trả lời của họ có thể hiện được sự hiểu biết về công việc không? Ví dụ, sự hợp tác, khả năng giao tiếp và khả năng chịu trách nhiệm có thể trở nên bất đồng trong mối quan hệ freelancer – khách hàng. Họ sẽ làm thế nào để giải quyết những thách thức này?
•    Câu hỏi tiếp theo: ‘’Công cụ nào bạn sử dụng để quản lí công việc?’’ Có rất nhiều các công cụ khác nhau và bạn sẽ muốn cùng freelancer chắc chắn cũng như để cung cấp những công cụ cần thiết giúp công việc của bạn được hoàn thành hiệu quả.

9.    Bạn có câu hỏi gì về dự án hoặc công ty của chúng tôi không?
Tạo cơ hội cho ứng viên đặt ra những câu hỏi mà có thể bạn chưa chuẩn bị là một cách phổ biến để kết thúc buổi phỏng vấn. 
•    Điều cần tìm kiếm: Nếu bạn đã nói rõ những yêu cầu của mình và dự án cũng không phức tạp lắm, họ có thể không có câu hỏi gì. Tuy vậy, những câu hỏi về công ty của bạn hay những bước bạn sẽ làm tiếp trong quá trình tuyển chọn sẽ thể hiện được sự quan tâm chủ động của ứng viên đối với công việc.  
Lời khuyên cuối: Hãy thực hiện buổi phỏng vấn của bạn qua những kênh video như Google Hangouts, Skype…. Trong khi chín câu hỏi trên sẽ giúp cuộc đối thoại đi sâu vào những chi tiết thì việc thấy nhau trực tiếp sẽ giúp bạn liên kết với ứng viên dễ dàng hơn và xem xét khả năng hợp tác với họ. 

Nguồn: Upwork/ Việt hóa bởi freelancerViet