1. Tạo ra điều kiện cho bộ não của bạn: Hãy huấn luyện bản thân làm quen với việc suy nghĩ tích cực và tránh xa những suy nghĩ tiêu cực.
2. Tạo ra điều kiện cho cơ thể: Rõ ràng là muốn hành động ta cũng cần tới những nguồn năng lượng sinh lý cơ bản. Do đó, hãy nạp năng lượng bằng cách lập ra một kế hoạch ăn uống và tập thể dục đúng đắn. Và hãy luôn tuân theo kế hoạch đó như thể đang thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn vậy.
3. Tránh xa những người tiêu cực: Bởi vì họ thường rút sạch nguồn năng lượng và thời gian của bạn. Đồng hành cùng những người như vậy chính là bạn đang hủy hoại những tham vọng và tương lai của bản thân. (Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
4. Tìm kiếm những nguồn động viên: Hãy “làm rạng bạn bằng những ngọn đèn”. Nguồn năng lượng tích cực của người khác cũng sẽ lan tỏa sáng bạn và để nắm lấy nguồn năng lượng đó, đơn giản là hãy học theo những chiến lược đã giúp họ thành công.
5. Đặt mục tiêu – nhưng hãy giữ lấy tính linh hoạt: Không nên có một kế hoạch nào được đúc khuôn chắc chắn như bê tông. Chính kế hoạch đó nó có nó còn quan trọng hơn cả việc đạt được mục tiêu [Nếu không thì kế hoạch bỗng nhiên trở nên quan trọng hơn cả việc đạt được mục tiêu mất rồi].
6. Hãy hành động với mục đích cao hơn: Bất cứ hoạt động hay hành động nào không phục vụ cho những mục tiêu cao nhất của bạn cũng là sự lãng phí nỗ lực đã bỏ ra. Bạn nên tránh xa điều này.
7. Chịu trách nhiệm cho kết quả của chính mình: Nếu bạn đổ lỗi (hay phó thác) mọi việc cho may mắn, số phận hay sự can thiệp của đấng tối cao, bạn luôn tự tạo cho mình những lời ngụy biện!
8. Kéo giãn khả năng của bạn vượt ra khỏi giới hạn từng ngày một: Đi theo những con đường cũ và quen thuộc chính là cách làm cho bạn trở nên cũ kĩ một cách nhanh chóng. Còn việc kéo bạn ra khỏi những giới hạn làm cho bạn thay đổi và trưởng thành.
9. Đừng đợi chờ sự hoàn hảo; hãy hành động ngay!: Những người tôn thờ chủ nghĩa hoàn hảo chỉ là những kẻ thua cuộc trong trò chơi của cuộc đời. Hãy không ngừng phấn đấu cho sự xuất sắc hơn là đến những thứ không thể đạt được. Quá trông đợi vào sự hoàn hảo sẽ giết chết động lực của bạn.
10. Làm lễ kỷ niệm cho những thất bại của bạn, tại sao không?: Những bài học quý giá nhất trong đời sẽ đến từ những điều mà bạn đã không đạt được. Hãy dành thời gian để tìm hiểu bạn đang thiếu những gì.
11. Đừng quá đề cao Thành công: Chính Thành công có thể nuôi dưỡng cho những Thất bại sau này nếu bạn dùng Thành công như là một lời tha thứ cho việc trở nên tự mãn.
12. Tránh xa những mục tiêu yếu ớt: Mục tiêu là linh hồn của thành tựu. Vì vậy, đừng bao giờ bắt đầu những mục tiêu với “Tôi sẽ cố…”. Hãy luôn bắt đầu chúng với “Tôi sẽ” hoặc “Tôi bắt buộc phải”.
13. Hãy coi việc không hành động như là một thất bại thật sự: Nếu bạn không hành động, hiển nhiên bạn sẽ vấp ngã và thậm chí càng không thể học chút gì từ kinh nghiệm.
14. Nghĩ trước khi nói: Giữ yên lặng vẫn khôn ngoan hơn là nói lên những điều không phục vụ cho mục đích của bạn.
(FreelancerViet sưu tầm)