Press "Enter" to skip to content

Cách đẩy mạnh Public Relations (PR) hiệu quả bằng Social Media

Public relations (PR) là một trong những chiến thuật  below the line (BTL) không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp khi muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu trong nhận thức của người tiêu dùng. Nếu như trước đây, doanh nghiệp thường chủ động tổ chức các sự kiện, tài trợ.. sau đó gián tiếp nhờ các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, radio đưa tin để lan truyền hình ảnh, hoạt động của doanh nghiệp tới người dùng thì ngày nay, với sự phát triển không ngừng của các mạng xã hội như Facebook, Twitter… việc lan toả các hoạt động PR của doanh nghiệp không còn thụ động nữa. Tuy nhiên, cách kết hợp giữa social media và PR như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất thì lại không phải là một bài toán đơn giản. Sau đây là 4 cách sử dụng social media để hỗ trợ, phát huy tối đa những lợi ích của PR.

1. Kết hợp social sharing trong những bài viết PR

Doanh nghiệp của bạn chuẩn bị tổ chức một sự kiện tri ân khách hàng, hay tài trợ cho một cuộc thi…. Là một marketer, bạn không thể bỏ qua việc viết một bài để quảng bá những sự kiện trên. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc đăng tải một bài giới thiệu trên website công ty thì sẽ hạn chế số lượng người biết tới sự kiện. Vậy, thay vì chỉ publish bài viết trên trang web, bạn hãy kết hợp chức năng social sharing để chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội, đồng thời khuyến khích những độc giả tiếp tục chia sẻ nhằm lan truyền thông tin nhanh chóng, rộng rãi.

Hiện nay, báo chí cũng dựa vào những thông tin trên social networks để khai thác chủ đề viết bài. Việc bạn đưa thông tin, sự kiện của doanh nghiệp thông qua Facebook, Twitter, Google + … cũng là cách để thu hút sự quan tâm của các nhà báo mạng.

Một số cách kết hợp social media.

Sử dụng Video. Với những sự kiện mang tính cộng đồng như từ thiện, tài trợ… bạn có thể làm một video nhằm mang tính trực quan. Sau đó chia sẻ qua Youtube, Facebook…Video thường dễ chia sẻ và thu hút người xem nhanh chóng.

Thiết kế những banner ấn tượng. Trong những hoạt động PR hẳn chúng ta không thể thiếu các banner, biểu tượng của doanh nghiệp. Đừng quên làm một bản mềm để lan truyền trên social networks. Cách làm này giúp người xem dễ dàng chia sẻ hình ảnh, dễ nắm bắt và hiểu được tinh thần của hoạt động hơn là một bài viết.

Việc sử dụng video và hình ảnh thường mang tính trực quan, sinh động và đem lại hiệu quả cao hơn nếu chỉ sử dụng bài viết.

2. Tạo những chiến dịch social xung quanh những câu chuyện thành công của khách hàng.

Một trong những cách làm mà những người làm PR thường hay sử dụng đó chính là chia sẻ những câu chuyện thành công, sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Cách làm này tăng tính thực tế và sự tin tưởng của những khách hàng thân thiết và tiềm năng.

Khi chia sẻ những câu chuyện thành công, trải nghiệm, những đánh giá của khách hàng lên social network, bạn cần lưu ý một số điểm sau.

Ngắn gọn và trọng tâm. Hằng ngày có vô vàn những status, những bài viết hiển thị trên trang news feed của người đọc. Nếu bạn chia sẻ một câu chuyện quá dài, quá nhiều chữ thì vô tình bạn làm mất đi sự hứng thú của người đọc. Do vậy, hãy chọn lọc những điểm quan trọng, những câu nói, kinh nghiệm nhỏ và chia sẻ lên Facebook, Twitter hoặc Google +…

Khuyến khích khách hàng làm video chia sẻ kinh nghiệm, cảm nhận.  Thay vì doanh nghiệp tự làm những video, bạn có thể tổ chức một cuộc thi giành cho người tiêu dùng. Họ sẽ làm video để nói lên những cảm nhận, đánh giá, ảnh hưởng mà sản phẩm, dịch vụ mang lại. Sau đó chia sẻ những video này lên social networks.

3. Sử dụng LinkedIn chuyên nghiệp

Ở Việt Nam, LinkedIn không phổ dụng như Facebook. Nếu Facebook tập trung đông đảo người dùng như học sinh, sinh viên, chủ cửa hàng nhỏ lẻ…và khó chọn lọc khách hàng mục tiêu thì LinkedIn chỉ tập chung vào đối tượng người sử dụng là các doanh nghiệp, hoặc các cá nhân chuyên nghiệp có nhu cầu kết nối tìm việc và tuyển dụng. Chính vì thế đây là mạng lưới chuyên nghiệp mà các CEO, chuyên gia thường xuyên sử dụng để trao đổi và theo dõi thông tin.

Câu hỏi đặt ra:  sử dụng mạng xã hội này như thế nào trong PR?

Hãy để CEO hoặc một thành viên trong ban lãnh đạo publish những bài viết, cuộc thi, thông tin sự kiện, tài trợ của doanh nghiệp lên LinkedIn. Không phải marketer, không phải một nhân viên mà là CEO, là lãnh đạo của công ty.

Những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp là những người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới đối tác, khách hàng và đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin từ những đối tác quan trọng, khách hàng. Do đó, bất cứ điều gì một CEO đưa lên LinkedIn cũng thu hút đông đảo người theo dõi, đặc biệt là có sự chọn lọc và hướng tới đúng đối tượng.

Việc làm này giúp đối tác, khách hàng cập nhật nhanh chóng thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời tạo dựng thương hiệu một cách mạnh mẽ cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những thông tin chia sẻ nên được chọn lọc và đưa vào thời điểm thích hợp để tránh việc mất điểm nếu như quá lạm dụng. Chỉ nên đưa những sự kiện, thông tin cập nhật thực sự có ý nghĩa và quan trọng với doanh nghiệp.

LinkedIn cũng được các CEO sử dụng để đăng tải lại những bài viết của bản thân. Jayson DeMers, CEO của  AudienceBloom, đã và đang sử dụng LinkedIn để đưa lại những bài viết của mình trên Fobes.com tới người đọc và thu hút hơn 3000 người theo dõi, đăng ký nhận bài viết từ LinkedIn.

 4. Kết nối với các chuyên gia trong ngành.

Social networks giúp chúng ta kết nối lại với nhau dễ dàng hơn, và tất nhiên tương tác với các chuyên gia trong ngành cũng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường xuyên kết hợp với các chuyên gia trong việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hoặc thậm chí cộng tác như một tư vấn viên cho doanh nghiệp.

Việc cộng tác với chuyên gia giúp đánh bóng thương hiệu và tăng sự thu hút, tin tưởng của người theo dõi. Đặc biệt, khi những ý kiến chuyên gia được chia sẻ qua mạng xã hội sẽ trở thành tâm điểm thu hút cả khách hàng cũng như những người đang follow chuyên gia.

Bạn cần cân nhắc khi sử dụng cách thức này. Mời các chuyên gia quảng cáo cho sản phẩm của bạn, hay kết hợp đưa lời khuyên, nhận đình tùy thuộc vào từng chiến dịch PR của bạn.

Bạn muốn thử sức với công việc PR, Social Media ngoài giờ làm? Hãy vào danh mục công việc của freelancerViet tại đây

Nguồn: kienthucdigital.com