Press "Enter" to skip to content

Freelancer Việt Nam và góc nhìn từ doanh nghiệp

Nếu như có khoảng trên dưới một tuần làm việc có chừng đó anh bạn hỏi tôi về văn phòng làm việc thì khả năng tôi sẽ trả lời cũng chừng đó địa điểm. Có thể đó không phải là nhiều nhưng đủ để tôi chạy như anh chàng nhân mã mà các nhà tiên tri nhắc đến. Sở dĩ nói một vài điều trên là chừng đó thời gian làm freelancer tôi được tiếp xúc khá nhiều và sâu tư duy của doanh nghiệp về các freelancer. Không phải ai cũng dành cho freelancer một không gian sáng tạo tại công ty, không phải doanh nghiệp nào cũng muốn làm việc hay hợp tác với freelancer.

alt

Có nhiều doanh nghiệp luôn bảo toàn lực lượng và dường như họ muốn những giải pháp an toàn hơn là những khả năng đột phá và khác biệt. Suy nghĩ này làm giữa freelancer và doanh nghiệp luôn có một khoảng cách. Chủ những doanh nghiệp này là một mắt xích khá quan trọng, chính họ quyết định có nên cộng tác với các freelancer hay không.

Tại một doanh nghiệp khác, với tư duy và tầm nhìn rộng hơn, một ông chủ xác định cho mình là cộng tác với các đối tác có lợi cho mình và có lợi cho các mối quan hệ khác, anh ta đã tìm cho mình những freelancer hợp với mình nhất. Là một đối tác của doanh nghiệp freelancer sẵn sàng bỏ ra nhiều thời gian hơn những gì doanh nghiệp cần để hoàn thành công việc trong chiến thắng.

Người chủ doanh nghiệp này không ngại chia sẻ các mối quan hệ của mình cho freelancer đó, đơn giản vì họ biết với các quan hệ đó freelancer sẵn sàng kết nối cho chủ doanh nghiệp những mối quan hệ sâu sắc hơn. Freelancer phát triển đồng nghĩa anh ta và các mối quan hệ anh ta cùng phát triển. Tới đây, câu trả lời cho các anh bạn của tôi là tại sao tôi có nhiều văn phòng đến vậy đang dần được mở ra.

Tuy nhiên, không phải ai cũng dám chia sẻ như vậy. Giống như doanh nghiệp phần đầu tôi nhắc tới, tư duy bảo toàn lực lượng đang làm các freelancer khó tiếp xúc với các doanh nghiệp hơn. Tôi không nói các Freelancer đều tốt vì để sử dụng ngôn từ chuẩn nhất là "cướp" – nhiều freelancer đã tự cho mình quyền "cướp" khách hàng, đối tác của chính khách hàng của mình trước đó. Đó là trường hợp có thật nhưng chỉ là con sâu rơi xoong canh trong cộng đồng freelancer mà thôi. Đa số các freelancer xác định cho mình làm việc vì thương hiệu thì họ nhận biết rất rõ được con dao 2 lưỡi họ đang cầm trong tay. Sự rõ dàng trên con đường của họ không cho phép rẽ ngang sang các nhánh đường cụt, họ buộc phải đi theo con đường lớn song hành cùng sự phát triển doanh nghiệp.

Sự rụt  rè và lo sợ cũng là một thứ tình cảm, một bức tường thạch cao cần được phá vỡ. Một vài doanh nghiệp cần làm mới mình, nhưng các thành tố trong họ chưa đủ thoát khỏi vòng kim cô chính mình đặt ra. Một giải pháp nghĩ tới là cần một người làm cách mạng cho họ – freelancer được nghĩ tới. Chính giai đoạn này của doanh nghiệp, nếu họ không thoát khỏi thứ tình cảm gọi là rụt rè và lo sợ khi chưa một lần kết hợp làm việc với các freelancer thì chiếc vòng kim cô vẫn cứ co ra và co về.

Bản thân suy nghĩ của doanh nghiệp tôi nhắc tới bên trên cũng có lý, bởi lẽ một bộ phận doanh nghiệp đã vượt qua được sự rụt rè và lo sợ thì họ vướng phải một vài freelancer đang manh mún chân trong chân ngoài bước vào lãnh địa các freelancer chuyên nghiệp. Sự bất ổn định của freelancer đó dẫn tới sự kết hợp với các doanh nghiệp trở lên mong manh, các mắc xích luôn trong tư thế sẵn sàng bị phá vỡ. Chỉ một lần duy nhất đó thôi doanh nghiệp sẵn sàng đặt một bức tường cho mình với tấm biển: cạch đến già với các freelancer.

Kinh nghiệp tôi được chia sẻ là chưa làm bạn chưa biết, nhưng đã làm thì hãy xác định cho mình một niềm tin với freelancer đang ngồi đối diện với bạn.

Theo Phạm Sơn – Modwalk