Press "Enter" to skip to content

Làm thế nào để “hút” Freelancer chất lượng?

Sự thành bại của một tổ chức, công ty dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là lựa chọn hàng đầu đối với các nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một vài tips khá hữu ích dành cho các nhà tuyển dụng để có được những freelancer chất lượng và uy tín với mức giá thích hợp nhất.

  1. “Đãi vàng” ở đâu

Không có nhiều các trang web dành cho freelancer được lập ra. Tại Việt Nam, một trong những trang web được nhiều người trong giới Freelance tin tưởng bởi chất lượng và sự chuyên nghiệp – FreelancerViet.vn. Nhà tuyển dụng cần đọc thật kĩ các chi tiết trong profile của freelancer, nắm vững các chính sách thanh toán, các vấn đề bảo mật liên quan như các thông tin trên trang web của người freelancer có khớp với những gì họ đăng lên trang tuyển dụng hay không… trước khi quyết định chọn freelancer để hợp tác.

Lựa chọn trang web phù hợp với lĩnh vực công việc bạn cần tuyển dụng để chọn mặt gửi vàng. Hãy tuyển dụng người nào đồng ý kí hợp đồng làm thuê với các điều khoản bảo mật. Tin tôi đi, bạn sẽ chẳng dễ chịu gì với các mâu thuẫn chung quyền sở hữu đâu.

  1. Lựa chọn thông minh:

Sau khi đã "khoanh vùng" một số freelancer với các kĩ năng cần thiết, hãy nhìn vào portfolio thông tin về freelancer. Quan trọng là, những kinh nghiệm và thành tích họ đạt được có phù hợp với lĩnh vực công việc bạn đang tuyển dụng không? Họ đã tham gia trang web freelance bao lâu? Có uy tín không? Họ đã thực hiện bao nhiêu dự án?…Nếu các freelancer này đều có số lần lặp lại của các câu trả lời cho các câu hỏi trên là hơn 1, đó chính là sự lựa chọn của bạn.

Một khi bạn đăng tải mô tả công việc tuyển dụng và báo giá lên, bạn sẽ nhận được các tin nhắn báo giá. Đừng vội vàng chọn những người báo giá thấp, hãy phỏng vấn họ qua Skype. Đối với freelancer online, đó là cách tốt nhất để bắt đầu sự hợp tác lâu dài.

  1. Cung cấp đầy đủ thông tin về công việc:

Mọi thông tin về công việc cần phải được công khai chi tiết bao gồm cả các ví dụ cụ thể về những nhiệm vụ mà công việc đỏi hỏi, nếu không freelancer sẽ rất mơ hồ và mù mờ thông tin về công việc họ đang muốn báo giá.

Ví dụ, khi thuê một freelancer thiết kế một bảng tính, tôi luôn cung cấp đầy đủ cho họ một bản copy marketing, một bức ảnh và các dụng cụ liên quan khác. Nên nhớ rằng, hãy cung cấp tất cả những gì họ cần.

  1. Timeline làm việc rõ ràng:

Công việc này kéo dài bao lâu? Đừng chỉ đưa ra một deadline cuối cùng cho toàn bộ các công đoạn – hãy đặt ra nhiều deadline cho từng giai đoạn. Các freelancer đều làm việc với quy trình nháp từ đầu đến giai đoạn cuối, nên đừng ngần ngại đặt deadline cho từng giai đoạn làm việc.

Thêm nữa, đừng quên nhắc nhở họ hình thức bàn giao lại công việc đã hoàn thành. Bởi nhỡ có sơ suất hay thay đổi trong quá trình làm việc, bạn ứng phó kịp không? Kinh nghiệm cho thấy, freelancer nào giao lại sản phẩm cuối cùng sớm hơn dự kiến, và nhất là qua mail, đó là người làm việc uy tín và khá chất lượng.

  1. Đừng trả trước toàn bộ chi phí:

Nếu một freelancer không hoàn thành công việc đã nhận, mà nhà tuyển dụng đã trả trước toàn bộ tiền công, thật là rủi ro bất đắc dĩ. Đó là lí do hầu hết các trang web Freelance đều có chức năng "Đặt cọc" – nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả Nhà Tuyển Dụng lẫn Freelancer.

Nên bắt đầu dự án của bạn với nguồn ngân sách nhỏ, bởi một dự án nhỏ, ngân sách ít sẽ an toàn hơn cho cả nhà tuyển dụng lẫn Freelancer. Tuy nhiên đó chỉ là lời khuyên chủ quan.

Hãy sáng suốt, chọn ra những freelancer uy tín và chất lượng nhất, tận dụng tối đa nền kinh tế hội nhập và bắt đầu kinh doanh thôi nào!

Dịch từ Entrepreneur.com

Bản quyền thuộc về FreelancerViet.vn. Vui lòng ghi rõ nguồn khi sử dụng lại nội dung này.