2. Đại lý bán quảng cáo
Theo hãng eMarketer, số tiền chi cho quảng cáo ước tính sẽ vượt mức 295 tỉ đô la Mỹ trong năm 2008. Các đại diện bán quảng cáo có nhiệm vụ bán hoặc chào mời quảng cáo trên báo in, báo điện tử, trên các mẫu mã hàng hoá, trên các quảng cáo truyền hình hoặc radio, internet, đây là hình thức việc làm đang phát triển rất mau chóng.
3. Kỹ sư phần mềm máy tính
Theo BLS dự tính, kỹ sư phần mềm máy tính là một trong những ngành nghề phát triển nhanh nhất từ nay cho tới năm 2016. Công việc của kỹ sư phần mềm máy tính bao gồm thiết kế, phát triển, thử nghiệm và đánh giá phần mềm vi tính và nhu cầu đào tạo thường xuyên để phát triển mạnh mẽ ngành nghề.
4. Người lập kế hoạch tổ chức sự kiện đoàn thể
Những người làm nghề này thường do các công ty tư nhân thuê chứ không phải các khách sạn hay một tổ chức nào đó. Người lên kế hoạch tổ chức sự kiện đoàn thể có trách nhiệm điều phối các hoạt động như tập hợp nhóm, tổ chức trưng bày, giới thiệu với khách hàng, các sự kiện đặc biệt, các hội nghị và du lịch. Theo ước đoán của BLS, nghề ngày sẽ có thêm khoảng 10.000 vị trí mới cho tới năm 2016.
5. Biên tập
Công việc của các biên tập viên chủ yếu là rà soát và chỉnh sửa lại bản thảo của người viết về độ chính xác, nội dung, ngữ pháp và văn phong. Đây là lĩnh vực cạnh tranh, tuy nhiên, sự phát triển của ngành xuất bản và dịch vụ trực tuyến cũng làm thúc đẩy nhu cầu với lực lượng viết và biên tập, nhất là những người có kinh nghiệm làm việc với web.
6. Chế bản
Số người Mỹ được cho phép làm việc từ xa ít nhất một ngày một tháng đã tăng 63% từ năm 2004 đến năm 2006.
Rất nhiều người đã kết hợp làm việc tại nhà với việc khởi động kinh doanh riêng và trở thành một doanh nhân. Ngày càng có nhiều ông chủ cho phép nhân viên làm việc từ xa để giữ chân được những tài năng.
Bạn có thể tìm kiếm các công việc tài nhà bằng các tìm trên mạng các từ khóa: “làm việc tại nhà”, “văn phòng tại nhà”, “làm việc từ xa”.
Những người làm chế bản sẽ sử dụng phần mềm máy tính để định dạng và liên kết văn bản, hình ảnh, sơ hồ cùng nhiều yếu tố thị giác khác để tạo nên một sản phẩm cuối cùng sẵn sàng cho việc đem in. Trách nhiệm của ngành nghề đang phát triển rất nhanh này còn là viết và sửa văn bản, kiến tạo đồ hoạ, chuyển ảnh và hình vẽ sang định dạng số, thiết kế dàn trang và xây dựng các bản trình bày.
7. Thư ký nhập dữ liệu
Cũng giống như trợ lý tài chính, công việc này thích hợp nhất với những người thành thạo các phần mềm ứng dụng máy tính. Bằng cách nhập văn bản, dữ liệu vào máy và hoàn thành các trách nhiệm của thư ký khác, những người đảm nhiệm công tác này còn cần đảm bảo để các công ty luôn cập nhật với thông tin và công nghệ.
8. Nhân viên định giá bảo hiểm
Những người làm công việc này đóng vai trò là mối liên hệ chính giữa hãng cung cấp dịch vụ bảo hiểm với đại lý bảo hiểm. Họ sẽ phân tích các đơn xin bảo hiểm, tính toán nguy cơ rủi ro của người mua, quyết định xem nên đưa ra chính sách và áp dụng tỉ lệ ưu tiên phù hợp ra sao.
9. Nhà phân tích nghiên cứu thị trường
Chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường là ngành nghề dự kiến sẽ tăng 20% cho tới năm 2016. Công việc của họ là tập hợp dữ liệu về các đối thủ và phân tích các yếu tố giá cả, doanh thu và phương pháp tiếp thị cũng như phân phối. Họ thường thiết kế các cuộc thăm dò điều tra, biên soạn và đánh giá các dữ liệu đồng thời đưa ra đề xuất với các khách hàng cũng như sếp của họ dựa trên những phát hiện họ tìm thấy.
10. Thư ký luật sư
Mặc dù các luật sư sẽ phải chịu trách nhiệm cuối cùng trước pháp luật nhưng họ cũng uỷ nhiệm rất nhiều công việc của mình cho các thư ký. Thư ký luật sư không chỉ hỗ trợ trong việc chuẩn bị cho phiên toà, việc xét xử hay các cuộc họp đoàn thể, họ còn thực hiện một số chức năng quan trọng khác như phác thảo hợp đồng, văn tự thế chấp, thoả thuận chia tách, tài liệu tín dụng và cũng hỗ trợ trong việc chuẩn bị khai báo đóng thuế và quy hoạch bất động sản. Trong xu hướng các ông chủ đang muốn giảm chi phí bằng cách thay thế luật sư bằng thư ký luật như hiện nay thì tốc độ phát triển của ngành nghề này sẽ rất mau lẹ.
Nếu bạn muốn cấp trên cho phép bạn làm việc tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau: Kiểm tra mức độ thành công và hiệu quả công việc của những người đi trước. Dành một vài ngày hoặc một vài tuần tới văn phòng làm việc khi mới bắt đầu; gặp gỡ mọi người và tìm hiểu quy chế làm việc. Trong 3 đến 6 tháng đầu tiên, bạn nên thường xuyên ghé thăm nơi làm việc.
(FreelancerViet.vn sưu tầm)