Press "Enter" to skip to content

5 KỸ NĂNG SINH TỒN CHO DU HỌC SINH KHI LÀM FREELANCER (P1)

Hầu hết các bạn du học sinh đều rất nỗ lực để tìm kiếm các công việc làm thêm, không chỉ là part time mà còn freelance, để kiếm thêm thu nhập và nâng cao chuyên môn cho công việc tương lai. Và để sống tốt với nghề freelance, các bạn sẽ cần luyện tập nhiều kỹ năng cần thiết.

Freelance là công việc việc phù hợp với tất cả những ai muốn tìm việc làm thêm để tăng thu nhập. Nhiều người chuyên môn cao có thể tăng thu nhập gấp đôi hoặc gấp ba so với làm toàn thời gian, nếu tập trung toàn thời gian làm freelancer. Du học sinh đa phần là những bạn trẻ năng động, luôn mong muốn có thể tự lập trên chính đôi chân của mình. Việc làm freelance khá phù hợp với các bạn vì tính chất công việc có thể làm việc tại bất kỳ nơi nào, giảm tối đa thời gian di chuyển, chủ động làm việc khi có thời gian rảnh mà không phụ thuộc ca như việc part time.

Khi các bạn Du học sinh làm freelance trong khoảng thời gian đi học, có lẽ sẽ khá khó khăn vì phải đối mặt với việc cân bằng thời gian giữa học và làm. Khó khăn sẽ đến với bạn nhiều hơn trong cuộc chiến freelance này, khi bạn chỉ là những newbie chập chững vào nghề. Mọi chuyện đều có cách giải quyết, hãy giữ tinh thần thoải mái, nằm lòng những kỹ năng cần thiết khi làm freelance cho Du học sinh sau đây để sống bằng nghề tốt hơn.

1. Có kĩ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là điều kiện tiên quyết khi bước chân vào nghề freelance. Đối với các bạn Du học sinh, kỹ năng không phải là điểm mạnh nhất so với các freelancer đã có nhiều kinh nghiệm làm việc lâu năm. Nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc, bạn có thể không có nhiều kỹ năng nhưng khách hàng có thể xem xét thái độ làm việc, khả năng thực hiện dự án cùng với mức phí bạn đã deal mà xem xét.

Kỹ năng có thể nâng cao qua những dự án khác nhau. Nếu bạn chưa nhận được dự án nào, bạn có thể tự nâng cao năng lực bằng cách siêng năng thực hiện những sản phẩm của riêng mình. Ví dụ lập trình một trang web giới thiệu sản phẩm nho nhỏ, viết blog để chứng minh khả năng biến hóa con chữ, hoặc tự tay thiết kế banner cho chương trình mình thích…

2. Chủ động tìm kiếm khách hàng ở những website uy tín

Trong giai đoạn bắt đầu làm freelance, khách hàng sẽ không tự tìm đến trừ phi bạn có mối quan hệ rộng, hoặc khách hàng đã biết đến năng lực của bạn. Do đó, bạn càng chủ động tìm việc thì cơ hội nhận được công việc yêu thích sẽ cao hơn. Nhưng hãy nhớ rằng, chủ động sẽ có hiệu quả nếu bạn tìm việc trên những website uy tín.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều website dành cho freelancer đang hoạt động rất mạnh như freelancer.com, upwork.. Đương nhiên khả năng cạnh tranh ở những trang web mang tầm quốc tế như trên rất lớn, xác suất nhận bid dự án thành công cũng không cao, đặc biệt phí giao dịch lên đến 15-20%. Trong khi đó bạn có thể tìm đến nền tảng cung cấp việc làm tự do ở Việt Nam như freelancerviet.vn, không thu phí hoa hồng trên bất kỳ giao dịch nào. Đặc biệt, khi bạn là Du học sinh sẽ nhận ưu đãi tối đa khi đăng ký gói VIP miễn phí, với thời hạn lên đến 6 tháng.

3. Chân thành và lịch sự

Như đã đề cập ở kỹ năng đầu tiên, thái độ làm việc sẽ quyết định thành bại của dự án. Khách hàng là những người đã làm việc lâu năm, họ có thể nhận rõ bạn là người như thế nào trong công việc qua vài lần trao đổi. Sự chân thành sẽ mang bạn đến gần hơn với khách hàng vì “những điều xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim.” Ngoài chân thành, lịch sự cũng là yếu tố cần thiết để chứng tỏ là là một người chuyên nghiệp trong công việc. Lịch sự sẽ được thể hiện trong cách gửi email, cách trao đổi công việc, cách từ chối hay góp ý của bạn. Dù bạn không có nhiều kỹ năng chuyên môn, nếu bạn chân thành và lịch sự, sẽ được khách hàng đánh giá cao.

4. Giao tiếp tốt giúp bạn có khách hàng

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu nói đùa “nhất quan hệ, nhì hậu vệ”, đùa nhưng không đùa đâu nhé. Trong thế giới freelancer, càng nhiều mối quan hệ, bạn sẽ càng có nhiều khách hàng vì được giới thiệu. Để có mối quan hệ, bạn cần là người giao tiếp tốt. Vậy làm sao để giao tiếp tốt trong công việc để khi kết thúc dự án, khách hàng vẫn muốn làm tiếp tục hoặc giới thiệu khách hàng mới. Các bạn thể tham khảo tại Bí Quyết Giao Tiếp Tốt Với Khách Hàng Khi Du Học Sinh Làm Freelancer

5. Luôn dự phòng 1 công việc khác

Đừng đặt tất cả trứng vào trong một giỏ, mà hãy bỏ vào nhiều giỏ. Đây là cách đầu tư của các nhà triệu phú để giảm thiểu rủi ro. Công việc freelance cũng vậy, khi bạn có công việc khác dự phòng sẽ giúp bạn thu nhập cao hơn, xoay sở trong lúc dự án còn lại bị trì hoãn hoặc trường hợp xấu là khách hàng cắt hợp đồng. Không phải rủi ro lúc nào cũng xảy ra, nhưng chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn trở tay kịp thời trong mọi tình huống.