Press "Enter" to skip to content

Chia sẻ kinh nghiệm làm freelancer lập trình

Tôi không tự nhận mình là một lập trình tự do thành công, nhưng với tư cách là một người đi trước, tôi sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm làm freelancer lập trình tôi đã trải qua. Bài viết sau là những trải nghiệm thực tế, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thực hiện ước mơ của mình. 

Chia sẻ kinh nghiệm làm freelancer lập trình

Nguồn: timvieclamthem.weebly.com

1. VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN

Tôi đã từng mất 2 tháng để làm quen và 6 tháng để ổn định với nghề freelancer lập trình. Những ngày đầu, tôi liên tục check dự án. Tôi không quan tâm đến mức thù lao, chỉ xem cái nào làm được thì báo giá để đấu thầu. Ròng rã suốt mấy ngày, tôi mới tìm được công việc là sửa lại HTML/CSS cho một forum. Những ngày sau đó, tôi quá chán nản với với việc báo giá và check dự án vì không tìm được khách hàng nào. Vì thế, tôi bắt đầu học hỏi kinh nghiệm làm freelancer lập trình của những người đi trước tạo ra chiến thuật cho mình. Cũng như bao freelancer khác, tôi chấp nhận đối mặt với việc “bán rẻ sức lao động” :

– Hạ thấp giá so với thị trường chung. Báo giá thấp ở 5 dự án đầu nhằm tìm kiếm sự đánh giá cao của những chủ dự án.

– Chấp nhận chịu thiệt khi nhận dự án

– Tạo một lý lịch thật đẹp và ấn tượng

– Trả lời thật nhanh khi nhà tuyển dụng liên lạc

– Hỗ trợ hậu mãi.

Mục đích của tôi là tạo ra một profile tốt, chứng minh cho khách hàng biết tôi đã làm tốt những dự án trước đây như thế nào. Vì mục tiêu thu thập những phản hồi và sự hài lòng của khách hàng, tiền không quan trọng ở giai đoạn này. Sau những nỗ lực đó, tôi đã tìm cho mình được hai dự án với mức thù lao tương đối khá.

2. SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ CƠ HỘI TRONG TƯƠNG LAI

Tại sao tôi lại nói như vậy ?

Thứ nhất, khi khách hàng hài lòng, họ sẽ tin tưởng giao cho bạn những dự án tiếp theo trong tương lai. Không những thế, thù lao của bạn sẽ tăng lên kèm theo những khoản tiền thưởng không hề nhỏ. Tôi đã từng phục vụ cho 10 khách hàng và có 5 khách hàng tiếp tục hợp tác với tôi. Đọc đến đây, bạn có tự hỏi tôi đã làm cách nào để giữ chân khách hàng không ?

Ngoài việc cố gắng hoàn thành tốt công việc, tôi còn chăm sóc khách hàng và hỗ trợ hậu mãi. Chẳng hạn như, chỉnh sửa script cho khách hàng không lấy tiền, giảm giá cho những khách hàng thân thiết, nhắn tin, gọi điện thăm hỏi nhân ngày lễ, sinh nhật.

Thứ hai, một khi họ có ấn tượng tốt, khách hàng sẽ giới thiệu bạn cho người quen của họ. Đây là cách mà những người trong nghề gọi là “ôm cây đợi thỏ”. Điều này có nghĩa là, khách hàng sẽ tự động nhớ và tìm đến bạn khi họ có dự án. Tôi luôn coi đây là mục tiêu và nỗ lực từng ngày để đạt được nó.

Chăm sóc khách hàng để có cơ hội hợp tác trong các dự án lần sau

Nguồn: ThePayoneerBlog.com

3. CẢM GIÁC CỦA MỘT FREELANCER LẬP TRÌNH

Tôi thực sự không hối hận khi từ bỏ công việc ở văn phòng và trở thành freelancer lập trình. Tuy công việc có rất nhiều vấn đề khiến tôi phải lo lắng như: thu nhập không đều, dễ bị cám dỗ của môi trường, sự thúc ép của khách hàng,…nhưng tôi vẫn chấp nhận và xem đó là thử thách. Từ khi làm freelancer, tôi thấy mình thoải mái hơn rất nhiều. Điều tôi thích nhất là được làm sếp của chính mình. Tôi không cần phải dậy sớm đều đặn, không phải hít khói bụi, không phải chịu áp lực từ các quy định khắt khe và tôi có thể dành thời gian nhiều hơn cho gia đình.

Sự tự do trong công việc khiến nhiều bạn trẻ tìm đến việc freelance

Nguồn: TheWriteLife.com

Trên đây là những kinh nghiệm làm freelancer lập trình mà tôi đã trải qua. Hãy truy cập vào website freelancerviet.vn để tìm ngay công việc yêu thích nhé!