Press "Enter" to skip to content

Công việc freelance – giải pháp cho người khuyết tật

Hiện nay, xã hội đang đối mặt với thách thức giúp người khuyết tật vượt qua những hạn chế về năng lực và sức khỏe để làm chủ cuộc sống của mình. Kể từ khi công việc freelance du nhập và phổ biến ở Việt Nam, người khuyết tật dường như có một hướng đi mới cho sự nghiệp của mình.

Vấn đề việc làm cho người khuyết tật còn đang là thử thách với nước ta

Nguồn ảnh: bbc.com

1. Thực trạng việc làm cho người khuyết tật hiện nay

Theo Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội. Bộ LĐTB&XH, Việt Nam có trên 60% người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động. Trong đó, con số đáng báo động là gần 50% trong độ tuổi lao động không có việc làm ổn định.

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang vươn mình và hội nhập với nền kinh tế của thế giới. Điều này mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho nước ta. Tuy nhiên, nó khiến cho việc tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp ngày càng khắt khe hơn.

Hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải làm được việc ngay. Họ cho rằng, người khuyết tật không thể chịu được áp lực, sức khỏe kém, không thể đi công tác xa,… Vì thế vấn đề việc làm dành cho người khuyết tật ngày càng nan giải.

Bên cạnh đó, các công ty tuyển dụng người khuyết tật chưa tạo các điều kiện thuận lợi hay các ưu đãi, mà thay vào đó, người khuyết tật được đối xử bằng hoặc tệ hơn các nhân viên khác. Chẳng hạn như, mức lương thấp do năng suất làm việc không cao. Điều này khiến cho người khuyết tật cảm thấy tự ti về bản thân và cuộc sống của mình.

Ví dụ: chị Nguyễn Thị Bích Trân ở Quận 11, TPHCM còn éo le. Sau khi tốt nghiệp ngành đồ họa tại trường Đại học Văn Lang, chị tự đi tìm việc làm. Sau nhiều tháng tìm việc, cuối cùng chị cũng được nhận một công ty chuyên về đồ họa. Trân chỉ làm được 5 tháng thì công ty đổi giám đốc mới, và người mới lên thay thấy chị bị khiếm thính nên không chấp nhận và cho chị nghỉ việc.

Trường hợp của anh Lê Minh Hoàng, 29 tuổi, Hà Nội, bị khuyết tật ở chân. Anh tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin. Từ khi ra trương, anh nộp hồ sơ ở đâu cũng bị từ chối. Nghĩ mình không đủ kiến thức, anh quyết định học thêm thiết kế đồ họa. Nhưng rồi, anh vẫn không được nhận vì không thể đi lại.

2. Công việc freelance – hướng đi tiềm năng cho người khuyết tật 

Để biết thêm công việc freelance là gì, bạn hãy tìm hiểu thêm tại đây nhé!

Công việc freelance là cách tốt nhất để kiếm sống ở nhà, đặc biệt là cho người khuyết tật và những người mắc bệnh mãn tính bởi một số lợi ích sau đây:

Thời gian linh hoạt

Đây là lợi ích cực kì quan trọng cho người khuyết tật. Khác với nhân viên văn phòng, họ có thể linh hoạt sắp xếp thời gian phù hợp cho mình. Người khuyết tật sẽ có thời gian để chăm sóc cho bản thân và rèn luyện sức khỏe. Điều này khắc phục được tình trạng thể lực kém mà người khuyết tật gặp phải khi làm việc 8 tiếng tại văn phòng.

Thu nhập cao

Công việc freelance chỉ đề cao chất lượng công việc. Với bản tính cần cù siêng năng, chịu khó học hỏi, những công việc được giao luôn được những người khuyết tật định hướng và hoàn thành trong thời gian nhanh nhất. Chính vì thế, mức thu nhập mà những người khuyết tật kiếm được qua các dự án không hề nhỏ.

Tiết kiệm chi phí

Trở thành một freelancer giúp người khuyết tật có thể khấu trừ rất nhiều chi phí bao gồm: chi phí đi lại, chi phí liên quan đến giải trí và bữa ăn và bất kỳ chi phí hợp lý khác mà nhân viên phải chịu.

Hạn chế được sự tự ti, mặc cảm

Với những khó khăn và hạn chế về năng lực cũng như ngoại hình của mình, nghề freelance sẽ giúp họ tránh khỏi những phân biệt đối xử, cái nhìn định kiến của người xung quanh.

Công việc freelance là cách tốt nhất giúp người khuyết tật xây dựng cuộc sống

Nguồn ảnh: thegenius.ca

Ngày nay, một số công việc freelance trở nên phổ biến, thu hút rất nhiều người lao động như: content writer, lập trình viên, dạy kèm, thiết kế đồ họa,.. Ngoài ra, để tham khảo thêm công việc, đừng bỏ qua website freelancerViet.vn nhé!