Press "Enter" to skip to content

Mách nhỏ freelancer làm sao để “hầu bao” luôn rủng rỉnh

Có thể nhiều freelancer chưa nghĩ đến việc xây dựng tài chính sao cho đúng cách, nhưng 21 ý tưởng dưới đây sẽ là gợi ý không tồi cho các freelancer hướng tới một sự nghiệp freelance ổn định.

  1. Các công cụ online như Skype hay Google drive là lựa chọn rất thú vị để làm hũ lợn tiết kiệm, vì đây là hai công cụ tự động lưu trữ tài liệu và cũng dễ dàng chỉnh sửa, freelancer có thể tạo một sheet theo dõi chi tiêu cụ thể đến từng ngày, vừa không lo bị mất dữ liệu, vừa giúp quản lý tiền bạc, vừa tạo được thói quen viết nhật kí chi tiêu.
  2. Luôn dành ra một quỹ riêng cho những lúc cần kíp như lúc ốm đau, thăm nom người bệnh, hay những dịp ma chay cỗ cưới,…
  3. Làm song song công việc chính hàng ngày và công việc freelance, hãy luôn đảm bảo bạn luôn có việc làm, chớ dại mà bỏ việc chính, bởi freelance không phải lúc nào cũng cố định.
  4. Cố gắng đừng nợ nần bất cứ ai, bởi thu nhập của bạn luôn thay đổi theo từng dự án, lúc có lúc không, lúc vơi lúc đầy, tình trạng nợ nần sẽ ngốn kha khá quỹ tài chính của bạn đó.
  5. Đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm sẽ là phương án an toàn cho những lúc thất nghiệp, lại có thể là chi phí hỗ trợ khi freelancer tìm việc.
  6. Cố gắng lùng mua các thiết bị điện tử chất lượng với mức giá hời nhất có thể, đừng bỏ qua tip này nhé, chi tiêu hợp lí và thông minh luôn là chìa khóa cho một hầu bao rủng rỉnh đấy.
  7. Hãy đảm bảo bạn tận dụng được các khoản khấu trừ thuế mỗi khi vung tiền vào một thứ gì đó.
  8. Luôn theo dõi và báo giá cho các job mới, bạn sẽ không bao giờ phải sợ không có việc làm.
  9. Cài một ứng dụng quản lý dữ liệu khách hàng để theo dõi các dự án và chi phí đi kèm mỗi dự án cũng như thời gian thực hiện, như vậy sẽ khiến freelancer không phải bận tậm mỗi khi dự án kết thúc và đến hạn thanh toán, lại bảo vệ được quyền lợi cho bạn.

Cách này được ông bạn của bạn thân tôi áp dụng triệt để. Ông anh này khá kĩ tính và chặt chẽ trng chuyện giờ giấc cũng như tiến độ công việc, chính vì thế với mỗi “phi vụ”, ông í luôn căn rất chính xác ngày giờ bắt đầu, chi phí cho từng khâu là bao nhiêu, ngày giờ kết thúc, chuẩn không cần chỉnh đến cả phút. Không những giúp theo dõi sát sao tình hình công việc, mà ông bạn này luôn rất được khách hàng tin tưởng và uy tín cứ thế cuốn theo chiều gió sang cả nửa bên kia trái đất.

  1.  Đăng tải các bài viết pr bản thân lên các trang facebook, freelancer việt, không thừa đâu, freelancing job lúc nào cũng available cho bạn, và các job hunter có thể gọi cho bạn bất kì lúc nào.

Bản thân tôi là một ví dụ, tôi công kích mọi mặt trận freelance suốt mấy tháng ròng, và giờ tôi luôn đủng đỉnh không lo thiếu việc.

  1. Không ngừng học hỏi và nâng cao kĩ năng. Bạn càng update bao nhiêu, càng dễ tìm việc bấy nhiêu, mà theo Steve Jobs,  “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ.”
  2.  Tối giản hóa các chi phí như tiền sinh hoạt, tiền điện nước, hãy sống tiết kiệm nhưng vẫn văn minh. Đừng cười khẩy trước lời khuyên tưởng chừng quá thừa này, nhưng nó giúp tiết kiệm kha khá chi phí cần để thực hiện các dự án của bạn đấy. Bởi “không Internet đố mày làm nên?”
  3.  Đừng giao các công việc liên quan đến kế toán và thuế má cho người khác, bởi nó liên quan đến tiền bạc, tài chính, sai một li thôi, có thể đi ngàn dặm chứ chả chơi đấy. Tin tôi đi, bản thân tôi đã chuột bạch và hậu quả nặng nề là có đến hai dự án tôi đi tong một nửa tiền công bởi tin tưởng giao việc quản lý tài chính cho lão chồng dở hơi trong một lần đi xe lỡ tay đánh rơi tờ giấy ghi chi tiết chi phí cho từng khâu việc của tôi.
  4.  Gửi các bản nhắc nhở thanh toán tự động tới khách hàng khi gần đến hạn thanh toán, vừa khéo léo trong việc giao tiếp với khách hàng, vừa giúp bạn nhận được thanh toán đúng hạn. Điển hình là hãy tạo một email và set chế độ tự động gửi cứ 3 ngày một lần trước hạn thanh toán tầm 1 tuần nhé.
  5.  Mua bảo hiểm sức khỏe đề phòng công việc căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vấn đề này thì khỏi phải bàn. Đối với freelancers, sức khỏe quý hơn bất cứ thứ gì…sau tiền.
  6.  Luôn có một list việc cần làm mỗi khi nhận một dự án mới từ khách hàng.

(Giống như to – do – list bạn hay dán ở góc học tập mỗi ngày sau khi đi học về ấy).

  1.  Để giảm thiểu khả năng hợp đồng lao động bị thất lạc (trong trường hợp freelancing offline), hãy gửi bản báo cáo chi tiết công việc cho khách hàng, thừa còn hơn thiếu. Đừng chủ quan, đến khi lục tung trời không thấy hình bóng tờ hợp đồng đâu thì hãy nhớ “chắc bản báo cáo vẫn còn”.
  2.  Thuê những người mới vào nghề để cùng thực hiện dự án, bạn chỉ cần trả cho họ một khoản chi phí khá thấp mà vẫn đảm bảo khối lượng và chất lượng công việc. Cách làm việc này vừa không áp lực như các đồng nghiệp tọc mạch ở văn phòng mà lại giúp gánh cho bạn một khối việc khá lớn, giúp đẩy nhanh tiến độ công việc.
  3.  Sau khi đã được thanh toán đúng hẹn, hãy gửi một email cảm ơn tới khách hàng của bạn, điều này là cực kì cần thiết bởi sẽ giúp bồi đắp kha khá uy tín của freelancer đối với khách hàng và cũng là một mẹo để giữ khách lâu dài.
  4.  Hãy yêu cầu khách hàng thanh toán online, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giúp giảm chi phí đi lại cho cả hai bên. Cứ nhớ là, freelancer chả có gì ngoài internet tốc độ cao. Lúc này chức năng “đặt cọc” của các trang web freelance là phương án không tổi nhỉ?
  5. Chọn sản phẩm và dịch vụ có giá ưu đãi nhất mỗi khi shopping online, shopping online mà, bạn không mất thời gian và chi phí đi lại, vậy tội gì không hưởng cái cuộc sống “mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu”?

 

 

Còn rất rất nhiều tips nữa – nhưng tôi nghĩ mỗi người đều sẽ tự rút ra bí kíp cho riêng mình. Bạn thì sao? Hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!