Press "Enter" to skip to content

Những điều cần biết về báo giá công việc freelance trên freelancerViet

Nếu bạn là freelancer mới vào nghề, bạn nên biết rằng những trang tìm việc freelance phổ biến hiện nay như là freelancerViet.vn. freelancer.com, upwork.com, họ áp dụng hình thức báo giá cho các công việc.

Vậy báo giá cho công việc freelance là gì và làm sao để tìm được việc thông qua quá trình này? Bài viết này sẽ lấy nền tảng website của freelancerViet để giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó nhé!

Làm sao để báo giá công việc freelance trên nền tảng freelancerViet.vn

Nguồn ảnh: blog.lesroches.edu

1. Những điều cần biết về báo giá công việc freelance

Báo giá công việc freelance là gì?

Báo giá việc freelance là bạn đưa ra mức chi phí sẽ thực hiện dự án cho khách hàng.

Báo giá giúp freelancer thuyết phục nhà tuyển dụng cho họ nhận dự án bằng việc nêu rõ trình độ của freelancer là gì và cách làm công việc đó như thế nào.

Một freelancer báo giá cao hơn một freelancer khác không có nghĩa là freelancer này sẽ không được nhận việc. Khách hàng sẽ dựa vào trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và thời hạn hoàn thành sản phẩm để đưa ra quyết định cuối cùng. Điều khách hàng quan tâm là chất lượng sản phẩm cuối cùng nên sự chênh lệch một mức tiền là không đáng kể.

Quy trình báo giá hoạt động như thế nào?

Khi bạn gửi báo giá, nền tàng của freelancerViet ngay lập tức gửi thông báo cho chủ dự án. Bạn sẽ có một cuộc đối thoại ngắn với nhà tuyển dụng. Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ xem xét có chọn bạn hay không dựa trên trình độ, kinh nghiệm, giá cả và các yếu tố cá nhân khác.

2. Những mẹo để báo giá thành công

Một báo giá thành công là thuyết phục được khách hàng chọn bạn làm công việc của họ. Mặc dù bạn có ít hoặc không có quyền kiểm soát sự lựa chọn của nhà tuyển dụng, nhưng bạn có toàn quyền kiểm soát cách trình bày báo giá của mình. Vì vậy, nếu bạn muốn báo giá hiệu quả, dưới đây là 5 mẹo hàng đầu về cách viết báo giá có sự cạnh tranh cao:

Mẹo 1: Không đặt giá thầu trên mọi dự án

Bạn đừng tốn công sức và tiền bạc để báo giá cho từng dự án. Bạn có biết tại freelancerViet.vn, có ​​hơn hàng trăm công việc mới mỗi ngày để cho freelancer đặt giá thầu vào bất kỳ thời điểm nào. Rõ ràng, bạn chỉ có thể đặt giá thầu cho một phần nhỏ trong toàn bộ số lượng khổng lồ của các công việc đó. Cho nên, hãy chọn ra một vài công việc phù hợp nhất với bản thân và báo giá sao cho hợp lý.

Mẹo 2: Luôn đọc kĩ chi tiết dự án

Trong mỗi dự án, các thông tin miêu tả công việc rất quan trọng vì nó sẽ chỉ định chính xác dự án bao gồm những gì và sự mong đợi mà khách hàng muốn freelancer thực hiện.

Khi bạn đánh giá mô tả công việc của nhà tuyển dụng, hãy hỏi các câu hỏi sau: Bạn có đủ điều kiện để làm sản phẩm đó không? Bạn có đủ chuyên môn để hoàn thành dự án đó đúng kỳ hạn và đảm bảo chất lượng không? Nếu bạn nói “Có” với hai câu hỏi trên, hãy gửi những bằng chứng bạn đã làm liên quan đến công việc này bên cạnh báo giá cho nhà tuyển dụng ngay nhé!

Hãy đọc kỹ chi tiết của dự án trước khi báo giá

Mẹo 3: Tránh các đề xuất báo giá theo kịch bản

Đừng viết báo giá một cách rập khuôn từ dự án này qua dự án khác. Tùy vào tính chất dự án và ngân sách khác nhau, cách báo giá của bạn cũng phải thay đổi. Nếu bạn báo giá giống nhau qua các dự án, bạn sẽ không bao giờ đáp ứng các tiêu chuẩn và kỳ vọng của nhà tuyển dụng.

Ví dụ: công việc freelance lập trình phần mềm sẽ khác với công việc freelance thiết kế, do tính chất đặc thù của 2 công việc này khác nhau. Cho nên cách báo giá của 2 công việc này phải có sự thay đổi. Nếu bạn áp dụng báo giá việc lập trình vào việc thiết kế, chắc chắn bạn sẽ thất bại.

Ngoài ra, không bao giờ đăng một bản lý lịch để thay thế cho một cuộc đàm thoại báo giá giữa bạn và khách hàng. Đó là một hành động lười biếng cho thấy bạn không biết cách giải quyết các nhu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng.

Cách tốt nhất là trò chuyện và báo giá với khách hàng, sau đó tạo lòng tin cho họ bằng một bản lý lịch đã soạn sẵn với đầy đủ kinh nghiệm và những sản phẩm đã làm trước đó.

Mẹo 4: Báo giá đúng với khả năng của bạn

Việc đặt chi phí cao hơn hoặc thấp hơn so với đối thủ là hợp lý, nhưng nó sẽ không hợp lý để đặt giá thầu quá cao hoặc quá thấp. Nếu bạn đặt giá thầu quá thấp, công sức sẽ không xứng với chi phí. Ngược lại, nếu bạn đặt giá quá cao, không nhà tuyển dụng nào muốn chọn bạn làm việc cho dự án của họ.

Tuy nhiên, khi bạn đòi hỏi một mức chi phí cao, hãy chứng minh cho khách hàng thấy rằng bạn xứng đáng với số tiền đó thông qua mức đánh giá năng lực của những khách hàng trước, những sản phẩm đã làm cũng như cam kết về chất lượng và thời gian của dự án. Khi đó, khách hàng sẽ có đủ niềm tin để trả cho bạn chi phí bạn muốn.

Mẹo 5: Tránh việc nghĩ không tốt về bản thân

Không phải mọi giá thầu đều được trao cho bạn. Bạn báo giá thành công một số việc, nhưng đôi khi bạn thất bại trong một số việc khác. Đừng đánh mất sự nhiệt tình của bạn, hãy chuẩn bị bản thân cho một sự chấp nhận hoặc từ chối. Dù bằng cách nào, điểm mấu chốt là bạn đã biết và đã chuẩn bị gửi báo giá tốt nhất có thể.

Luôn tin vào bản thân là yếu tố cần thiết trong kỹ năng báo giá

Nguồn ảnh: guu.vn

Sau khi đọc xong bài viết này, nếu bạn đã hiểu thông tin về cách báo giá cũng như làm đúng những mẹo trên, bạn hãy vào ngay freelancerViet.vn để báo giá công việc freelance cho riêng mình nhé!